Tập làm văn lớp 9

Vi Na

cảm nhận của em về 4 câu đầu của Cảnh ngày xuân với 6 câu đầu của Kiều ở lầu ngưng bích

Nguyễn Huế
18 tháng 5 2019 lúc 22:07

Gợi ý 4 câu thơ đầu bài "Cảnh ngày xuân" nhé!

- Về nội dung: 4 câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân - trên bầu trời, trong ánh nắng vàng dịu nhẹ của mùa xuân, những cánh em trao liệng, rộn ràng như thoi đưa. Dưới mặt đất, cỏ non trải rộng tới tận chân trời, điểm xuyết vào đó là cành lê với những bông hoa trắng muốt => Cảnh vừa sống động (chim ém bay, cỏ non xanh) vừa khoáng đạt ( bầu tròi, mặt đất), lại thanh khiết (hoa trắng) và hài hòa (màu vàng của nắng, màu xanh non của cỏ, màu trắng của hoa). Cái tài của Nguyễn Du là tả khung cảnh mùa xuân vừa gợi được của thời gian mùa xuân

- Về nghệ thuật: Lối ẩn dụ (ém đưa thoi) gợi cảnh sắc rộn ràng, tươi vui, sống động. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình làm sống dậy truowccs mắt người đọc màu sắc, đường nét lẫn cái hồn cả cảnh. Chữ "điểm" làm cho hoa cỏ vốn vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn. Đảo ngữ "trắng điểm" tạo cho sắc trắng của hoa lê trở thành điểm nhấn nổi baatjtreen nền cỏ xanh non.

Bình luận (0)
Thảo Phương
19 tháng 5 2019 lúc 12:39

Gợi ý

a)4 câu đầu

- Là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

- Câu thơ “con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách:
+ Những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
+ Cánh én đưa thoi là biểu tượng của bước đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh.

Khung cảnh mùa xuân ở đây đã được nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em Thúy Kiều đó là cái nhìn tươi trẻ.
- Ở câu thơ thứ hai, từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhìn của chị em Kiều về bước đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.

Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân được tả cận cảnh với cái nhìn không gian dẫn đến đây là 2 câu thơ “tuyệt bút ” của Nguyễn Du khi miêu tả.
+ Chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như một bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ Chỉ bằng một nét vẽ cảnh mùa xuân dường như được nhuộm trong một màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến cách dùng từ của Nguyễn Du đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy: “Cỏ non xanh tận chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Không chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng không gian, đó là một không gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ Trên cái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.

b) 6 câu đầu

Sáu câu đầu đoạn trích ” Kiều ở lầu ngưng bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ” khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ” bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngộp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ” mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:



“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Nhà thơ dùng từ bẽ bàng để diễn nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, buồn vì cảnh hoang vắng, buồn vì mối tình đầu dang dở khiến lòng như bị xé : “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Như vậy từ cảnh vật ở lầu Ngưng Bích, sáu câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc tâm trạng cô đơn vô vọng của Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 9:04
1. Mở bài

Giới thiệu về bức tranh mùa xuân trong “Cảnh ngày xuân”: Nếu mùa xuân trong thơ Đỗ Phủ đời Đường là nỗi niềm hoài bão về một thời cuộc đớn đau, nhỏ máu thì mùa xuân của Nguyễn Du lại mang dư vị riêng. Vẫn giữ những nét cổ thi trong thơ Đường nhưng ở “Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du mùa xuân lại có phần mới mẻ, khác lạ.

2. Thân bài

– Mở đầu đoạn trích là cảnh xuân sắc tươi vui đầy sức sống

+ “ngày xuân” chỉ mùa xuân, tác giả gọi ngày xuân để nhấn mạnh thời điểm người người đi trẩy hội, khoảnh khắc đẹp nhất trong năm.

+ Hình ảnh con én đưa thoi biểu trưng cho mùa xuân

+ Thiên nhiên thêm sinh động, đa sắc màu với bức tranh xuân cỏ xanh mướt, cành lê trắng tinh khôi.

+ Cỏ non gợi cho ta cảm giác có những giọt sương mai long lanh như giọt ngọc của đất trời.

– Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa

– Bức tranh mang cả màu sắc lẫn hương hoa của đất trời, trên nền tươi mới thanh khiết của sắc xanh của cỏ non, và mang thêm màu tinh khôi của giọt ngọc

– khổ thơ cuối thiên nhiên như chững lại, lắng đọng trầm buồn

– Kết thúc bài thơ, tác giả khép lại bằng cảnh sắc hoàng hôn trầm buồn.

– Trong cảnh du xuân trở về Thúy Kiều đã nhìn thấy ngôi mộ Đạm Tiên, và nàng đã chết lặng ở giây khắc đó! Nàng buồn thương cho cố nhân nhưng cũng chính là sự dự cảm, buồn thương cho chính số phận của mình.

3. Kết bài

Bằng tài năng ngôn ngữ bậc thấy của mình, Nguyễn Du đã thêu nên bức tranh xuân đầy sắc màu.

Bình luận (0)
Quỳnh Kelly
13 tháng 10 2019 lúc 20:26

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tố cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều. Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đến thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

Bình luận (0)
Dương Như
13 tháng 10 2019 lúc 21:23

4 câu đầu của cảnh ngày xuân:(mk ko chép mang nha)

Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộcVN. Kiệt tác "Truyên Kiều" của ông đã đến và ở lại trong lòng người đọc một niềm yêu thương, ngưỡng mộ lẫn tự hào. Sự thành công của tp là ở nghệ thuật miêu tả bậc thầy: tả người, tả cảnh, tả tình....Bức tranh miêu tả nào cũng đều là những tuyệt tác. Sau bức chân dung "Chị em Thúy Kiều" là bức tranh " Cảnh ngày xuân" tháng 3 tuyệt vời. Đặc biệt gây ấn tượng vs bn đọc là 4 dòng thơ đầu:

(trích 4 dòng thơ ra :))))

Ta hãy thả mk vào những cảm xúc đằm thắm của Nguyễ Du qua 2 dòng thơ đầu:

(trích 2 dòng thơ ra)

Hình ảnh "con én đưa thoi" trên bầu trời mùa xuân tươi sáng. Những cánh én bay lượn như đuổi theo cái vô tình của thời gian (hay đang muốn kéo những ngày xuân tươi vui của đất trời chậm lại) bởi thời gian trôi nhanh quá, 1 cảm xúc tiếc nuối thoáng hiện khi t/g cảm nhận "thiều quang" ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trôi đi hơn 60 ngày. Như v là còn 1 tháng nx là thiên nhiên qua đi mùa xuân ấm áp sáng tươi để khoác lên mk tấm áo rực rỡ của mùa hạ. Ns thế nhưng xuân đâu đã tàn, xuân còn đẹp lm, nó đang ở độ viên mãn tròn đầy nhất, nó vẫn ánh lên cái sắc trong trẻo tươi nguyên lm say đắm lòng người. Vs nhiều hình ảnh chọn lọc:

(2 dòng thơ tiếp)

Chỉ ngần đó thôi mak ng đọc cảm nhận đc mồn một, ko phải là đám cỏ, thảm cỏ, mà là cả biển cỏ xanh non trải rộng tới tận chân trời vô cx vô tận lm nền cho bức tranh xuân. Và trên nền xanh non ấy, đc điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của một vài bông hoa lê. Cách phối màu xanh non và đm trắng ấy lm cho bức tranh có màu sắc hài hòa đến tuyệt dịu. Đây là bức tranh mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân; mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, nhẹ nhàng, thanh khiết, sinh động, có hồn...Nếu ko phải là người có tâm hồn nghệ sĩ thì lm sao t/g cảm nhận đc thiên nhiên 1 cách độc đáo như v? Ko 1 điển cố ước lệ mà chỉ là cảnh thực nơi quê nhà, thi sĩ đem chúng hòa quyện vs nhau để thêu dệt nên 1 bức tranh say dắm lòng người.

Tóm lại, chỉ = 4 câu thơ ngắn gọn, cô đúc dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Ng Du đã tạo nên 1 bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.

Cảm ơn Ng Du đã để lại cho đời kiệt tác " Trn Kiều" ns chung, đoạn trích "CNX" ns riêng và đặc bik là 4 dòng thơ đầu thật hay bởi ngôn từ chọn lọc, sắc sảo trong các phép tu từ. Diễn tả trọn vẹn 1 ý tưởng lan tỏa trong suốt 4 dòng thơ là bức tranh ng xuân thg 3 đầy đủ màu sắc, hương vị. Đọc đoạn trích trên, ta cứ iu mãi những dòng thơ của ông. Càng nâng niu, quý trọng trn Kiều ta càng cảm phục tài năng đức độ của Ng Du. Và thật tiếc cho ai là người VN mak lại xa lai vs trn Kiều!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sakura Nguyen
Xem chi tiết
Pham Nhi
Xem chi tiết
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Phạm Minh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Pham Nhi
Xem chi tiết
Như Huỳnh
Xem chi tiết
Kiệt Nguyễn
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết