Văn bản ngữ văn 10

Phùng Hoàng Như Quỳnh

Văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi có viết tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có Có mà còn nói một điều gì mới mẻ hãy phân tích bài Mùa Xuân Nho Nhỏ và ánh trăng để làm rõ nhận định trên

Thảo Phương
18 tháng 5 2019 lúc 17:34

– Giải thích từ ngữ:

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại – hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

– Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

Bình luận (0)
Nguyen
18 tháng 5 2019 lúc 19:18

2.

Bài thơ này được viết theo một mạch cảm xúc và trình tự tuyến tính của thời gian. Tử nhỏ cho đến khi trưởng thành qua các dấu mốc quan trọng. Xuyên suốt mạch cảm xúc đó chính là hình ảnh ánh trăng. Vì vậy nó có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: 3 khổ đầu với ký ức về trăng trong quá khứ lẫn hiện tại Phần 2: Khổ thứ 4: Tình huống làm ký ức ùa về Phần cuối: Niềm hối hận của nhà thơ vì đã lãng quên vầng trăng.

Phần 1: Những kỷ niệm đẹp với vầng trăng

Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy cũng không có gì xa lạ khi phần đầu của tác phẩm, nhà thơ đã gợi lại hình ảnh vầng trăng trong những năm tháng của người lính. Khi ấy vầng trăng cũng chính là một người tri kỷ. Còn những ngày ấu thơ vầng trăng lại gắn bó với đồng ruộng, dòng sông và biển cả. Nên có thể nói đó là một người bạn tâm tình của nhà thơ qua các dấu mốc của cuộc đời.

“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”

Chính sự gắn bó đó đã làm nên một tình yêu thương vô cùng trân quý. Tuy vầng trăng có nét bình dị nhưng chính sự bình dị ấy đã làm con người ta thêm gắn kết. Nó đã hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ. Và cũng đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và nhà thơ xem đó như là người tri kỷ.

Tuy nhiên, từ ngày về thành phố và quen với ánh điện đã làm nhà thơ quên đi vầng trăng ấy. Những năm tháng gian khổ ấy cũng đã bị lãng quên. Đó cũng chính là lẽ thường của cuộc sống này.

Phần 2: Giật mình trước vẻ đẹp của trăng

Chính cuộc sống xa hoa nơi thành phố đã làm nhà thơ quên đi nhiều thứ. Và phải đến lúc thành phố mất điện nhà thơ mói choàng tỉnh. Cũng khi đó nhà thơ mới ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của vầng trăng – Cái mà mình đã lãng quên. Đó cũng là lẽ thường tình của cuộc sống này cũng là điều mà nhiều người đang gặp phải. Tuy nhiên với nhà thơ ánh trăng nghĩa tình đến thế nhưng lại lãng quên quả thực có phần đáng trách.

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Phần 3: Những suy tư trăn trở của nhà thơ

Hình ảnh vầng trăng đã làm gợi lại bao ký ức xưa trong lòng tác giả. Đó là hình ảnh của tuổi thơ với đồng, với bể hay cũng là những năm tháng chiến đấu đầy gian lao. Cũng khi mất điện nhà thơ mới choàng tỉnh lại và bao ký ức xưa ùa về. Nó cũng như nhắc nhở nhà thơ đừng bao giờ quên những năm tháng nghĩa tình ấy.

Cũng chính hình ảnh vầng trăng đã làm con người ta phải giật mình. Hay đó là cách thể hiện vầng trăng im phăng phắc cũng đủ làm con người ta phải suy ngẫm. Nó cao cả, không một lời trách móc càng làm con người ta thêm trăn trở. Và bất cứ ai cũng vậy hãy cố ngẫm nghĩ xem trong cuộc đời này mình có đang lãng quên điều gì hay không nhé!

Bài thơ Ánh trăng đã gây được ấn tượng tốt trong lòng người đọc. Đây cũng chính là một lời tự thú, tự nhắc nhở con người ta phải sống ân nghĩa thủy tình. Hơn nữa giọng văn của bài thơ này trầm tĩnh và sâu lắng nên càng dễ đi vào lòng người đọc hơn. Với nhiều độc giả khi đọc bài thơ này họ sẽ phải giẩ mình, suy nghĩ lại và nhìn lại chính mình để có thể sống nghĩa tình và sống đẹp hơn.

Bình luận (0)
Nguyen
18 tháng 5 2019 lúc 19:16
Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:

– Giải thích từ ngữ:

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại – hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

– Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

b. Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10

Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu như : Truyện Kiều ( Nguyễn Du); Độc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du ); Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi ); Đoạn trích

“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm); Đoạn trích “ Nỗi sầu oán của người cung nữ” ( Nguyễn Gia Thiều ) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:

– Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét

+ Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX hiện lên với những mặt trái của nó – xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ như Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du ); nỗi đau khổ mất mát của con người đặc biệt là người phụ nữ, người vợ của người lính trong chiến tranh như người chinh phụ trong“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

( Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm); đời sống bi thảm của các cung nữ trong cung cấm trong “ Nỗi sầu oán của người cung nữ” ( Nguyễn Gia Thiều ) .

+ Ghi lại chân thực vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp bình bị của bức tranh đời sống con người trong Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi ).

– Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ):

+ Truyện Kiều; Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn

đối với những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

+ Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm); Đoạn trích “ Nỗi sầu oán của người cung nữ” ( Nguyễn Gia Thiều ) đều nhằm tố cáo xã hội, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, khát khao tình yêu hạnh phúc.

+ Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi ) Niềm khát khao cao đẹp. Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa để “ Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Lấy Nghiêu,Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

(Lưu ý: học sinh cần chú ý đến tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng).

Đánh giá chung:

– Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.

– Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.

Bình luận (0)
Nguyen
18 tháng 5 2019 lúc 19:17

1.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời... ”

Mùa xuân trong thơ của Thanh Hải đem đến cho chúng ta nhiều xúc động. Từng vần thơ nhẹ nhàng trong sáng cứ ngân nga mãi trong lòng người nghe, lôi cuốn ta trước vẻ đẹp của đất nước vào xuân.

Bước đi của mùa xuân như đang hoà nhịp với bước “ đi lên phía trước ” của dân tộc trên hành trình "vất vả ”, “gian lao " nhưng rất đỗi tự hào qua một đoạn thơ mà em yêu thích:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước...

(Mùa xuân nho nhỏ)

Mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người vui “xôn xao”. Cả một dân tộc bừng bừng khí thế, một sức xuân dào dạt “ hối hả” bước đi giữa mùa xuân. Mùa xuân mang đến cho nhân dân ta một sức sống mới, nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trương lên đường. Cả một dân tộc ngập tràn niềm vui. Người "người xôn xao” đón chào một mùa xuân đẹp, một “ mùa xuân hồng":

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Cặp từ láy “ hối hả”, “xôn xao", điệp ngữ “tất cả” như những nốt nhạc ngân nga trong ca khúc xuân hành, diễn tả niềm tự hào và khí thế cách mạng sôi nổi của nhân dân ta đang vững bước đi lên phía trước.

Sức xuân ấy của hàng triệu con người đang dồn vào hai nhiệm vụ chiến lược: Sản xuất và chiến đấu. Bốn câu thơ song hành từng đôi một, hô ứng nhịp nhàng, hài hoà như bước đi của dân tộc giữa mùa xuân:

"Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

“ Lộc”- chồi non, cành biếc, non tơ, đầy nhựa sống, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức sống mùa xuân. Người chiến sĩ ra trận với cành lá nguỵ trang "lộc giắt đầy quanh lưng " như mang cả một sức xuân căng tràn mà không một thế lực nào có thể ngăn cản được. Ở hậu phương, với bàn tay lao động cần cù, người nông dân đang phủ màu xanh lên đồng quê “lộc trải dài nương mạ”.

Câu thơ có nhạc điệu dồn dập hân hoan; hình ảnh vừa cụ thể gợi cảm, vừa mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Mùa xuân gắn liền với nhip sống nhân dân “vất vả và gian lao” nhưng cũng rất vinh quang, vì nhân dân đang mang lại mùa xuân, đang làm ra mùa xuân.

Khổ thơ tiếp theo, nhà thơ nói lên những suy cảm của mình về đất nước và dân tộc. Cảm hứng lịch sử tạo nên những ý thơ sâu lắng, chan chứa tự hào. Một dân tộc đau thương và anh dũng, “vất vả và gian lao”, bao nhiêu máu, nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống trên hành trình “bốn ngàn năm” lịch sử. “Đất nước" được láy lại hai lần trong khổ thơ diễn tả thật ý vị và cảm xúc sung sướng tự hào dâng lên dào dạt. Đất nước tuy “vất vả và gian lao " nhưng đất nước đẹp vô cùng: “Đất nước như vì sao” một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp diễn tả tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta. Đất nước ta đẹp như “vì sao” vì dân tộc ta “chưa bao giờ khuất" (Nguyễn Đình Thi); có một truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm chói ngời những trang sử oai hùng: Bạch Đằng, Chi Lăng. Đống Đa, Điện Biên... "Đất nước như vì sao" có một nền văn hiến lâu đời như Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô đại cáo”:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu... "

Tự tin, tự hào khi nhà thơ nghĩ về hành trình, “đi lên phía trước” của dân tộc để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng Tổ Quốc Việt Nam “mười lần đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin. Hình ảnh đất nước được nhân hoá diễn tả tình yêu nước vô cùng sâu nặng của tác giả. Phép đối được nhà thơ vận dụng sáng tạo làm cho câu thơ giàu hình ảnh và gợi cảm:

"Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Đoạn thơ trên trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.

Thể thơ năm chữ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thành công. Lời thơ trong sáng, truyền cảm và giàu hình tượng. Phép đối, điệp từ, so sánh và nhân hoá được sử dụng một cách điêu luyện diễn tả cảm hứng yêu nước, tự hào của nhà thơ, tạo nên những vần thơ có nhạc điệu tha thiết dạt dào.

Có gì đẹp hơn mùa xuân? Có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu thiên nhiên, đất nước? cảm ơn nhà thơ Thanh Hải để lại một đoạn thơ nói về mùa xuân. Chúng ta ước mong mỗi con người hãy trở thành “một mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm đẹp đất nước;quê hương hôm nay và ngày mai.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Chu Thị Dương
Xem chi tiết
An Thien
Xem chi tiết
cao duong tuan
Xem chi tiết
Trung Anh Nguyễn
Xem chi tiết
- - Blood_Star
Xem chi tiết
- - Blood_Star
Xem chi tiết
Lê Thị Lan Trinh
Xem chi tiết
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết