Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Nguyễn Hoàng Diệu

Câu 1: Cho biết xuất xứ và nội dung chính của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

Câu 2: Thế giới cây cỏ và loài vật nhỏ bé được nhà thơ nói đến trong bài "Mưa" của Trần Đăng Khoa là những cây cỏ loài vật nào?

Câu 3: Trong bài thơ "Lượm" nhà thơ Tố Hữu đã hình dung và miêu tả sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì ?

Phùng Tuệ Minh
17 tháng 5 2019 lúc 16:01

Câu 1: Xuất xứ:

- Được tác giả Minh Huệ viết vào năm 1951.

- Lấy bối cảnh về một đêm bác ko ngủ trên một lần đi chiến dịch Biến giới Thu Đông 1950 do một người bạn kể lại.

Nội dung chính:

- Thể hiện được tình yêu thương của bác đối với đội viên, dân công.

- Thể hiện được niềm kính phục, sự tôn trọng của đội viên, dân công đối với Bác.

Cái mà do người bạn kể lại là cô mik dạy chứ mik cx ko biết đúng hay sai.

Bình luận (0)
minh nguyet
19 tháng 5 2019 lúc 20:51

Tham khảo:

Câu 3:

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:

"Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?"

Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?"

=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.

Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.

Bình luận (0)
Trúc Giang
17 tháng 5 2019 lúc 16:10

Câu 1:

- Xuất xứ

+ Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

- Nội dung

+ Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

Câu 2:

- Cây cối: cây mía, cỏ gà, tre, bưởi, dừa, mùng tơi

- Loài vật: mối, gà con, kiến, cóc, chó

Câu 3:

Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

- Cảm xúc

+ Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Trần Ngọc
Xem chi tiết
Trịnh Đức Thịnh
Xem chi tiết
Meow - Kun
Xem chi tiết
Thai Nguyen xuan
Xem chi tiết
Bạch Tử Yên
Xem chi tiết
Bạch Tử Yên
Xem chi tiết
Alice Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Gia Bảo Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Tú Chi
Xem chi tiết