Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đạt Trần

Nghị luận về câu nói của nhà khoa học: Antoine Laurent de Lavoisier (Phiên âm tiếng Việt:La-voa-diê) " Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác"

Phần thưởng : muốn bao nhiêu GP cũng được nhưng đừng tham quá :))

Cách chấm: Hợp lý hay sáng tạo và nhây 1 tí là được

Thân ~~~

Nguyễn Thiên Trang
10 tháng 5 2019 lúc 10:19

Phần 2 của:Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông" là đây ư ??? =]]]]leuleu

Bình luận (1)
Quang Nhân
10 tháng 5 2019 lúc 13:32

Như chúng ta đã biết, vật lý là là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.Vật lý bao gồm nhiều nội dung trong đó có định luật. Vậy định luật là gì? Định luật vật lý là một sự khái quát hóa một cách khoa học dựa trên các quan sát thực nghiệm. Chúng là các kết luận rút ra từ, hay giả thuyết được kiểm nghiệm bởi các thí nghiệm vật lý. Và định luật quan trọng nhất mà các bạn học sinh phổ thông được học là định luật bảo toàn năng lượng. Câu nói ấy có ý nghĩa rằng năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác mà thôi.Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi, nên không có động cơ nào hoạt động "vĩnh cửu". Cũng giống như con người, sống là phải cho đi đâu chỉ nhận riêng mình. Định luật giúp trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc trong cuộc sống hiện nay. Vật lý học có mục đích miêu tả càng nhiều hiện tượng khác nhau trong tự nhiên chỉ bằng một số nhỏ các quy luật đơn giản nhất. Do vậy, vật lý nhằm mục đích liên hệ những thứ mà con người quan sát được với nguyên nhân gây ra chúng, và sau đó kết nối những nguyên nhân này với nhau nói chung và cũng như định luật bảo toàn năng lượng nói riêng.

Bình luận (2)
Kiêm Hùng
10 tháng 5 2019 lúc 21:56

Dàn ý thôi, em không thể dành cả "thanh xuân" để làm đâu =)

a. Mở bài:

- Khái quát nội dung và dẫn dắt vào đề:

+ Những nhà khoa học thường có những câu nói rất hay và lỗi lạc

+ Những câu nói đó có tác động rất lớn...

+ Một trong những câu đó là " ............."

b. Thân bài:

+ Giải thích ý nghĩa về từ "năng lượng" ( lên wikipedia)

+ Giải thích cả câu: ( giải thích lưu loát vào đi, em gợi ý thôi. Cái câu này là ĐL bảo toàn năng lượng đó)

- Mọi cơ thể sống đều được tiếp năng lượng từ thực phẩm,... và không tự mất đi là nếu ta không hoạt động thì nó sẽ mất rất ít, hoạt động thì mất nhiều,...chuyển từ dạng này sang dạng khác là như ta phải dùng năng lượng để hoạt động ( thực hiện công) tạo ra nhiều thứ khác ( nhiệt năng, động năng,....). Truyền (năng lượng) từ vật này sang vật khác thì giống như là khi ta bắt tay, áp tay vào một chỗ nào đó,..( một trong những hình thức của truyền năng lượng)

+ Ý nghĩa: Vì do năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác nên người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi, nên không có động cơ nào hoạt động "vĩnh cửu".

+ Đưa vấn đề ra ngoài thực tế: ( chắc đây là thực trạng)

- Năng lượng chính là một loại vật chất mà ta không thể nhìn thấy và cũng không được nhắc đến nhiều, do đó đôi khi một số người vẫn không biết mình đang sống và làm việc bằng thứ gì. Chỉ những hành động hay cử chỉ nhỏ như bắt tay,... thì bạn cũng đã và đang truyền năng lượng.

+ Dẫn chứng:

- Đưa ra các thí nghiệm trong vật lý, khoa học,...:

Nếu thả một hòn bi từ trên cao xuống một cái chén thì năng lượng của hòn bi là thế năng hấp dẫn, rơi vào chén và chuyển động quanh thành chén là động năng, đồng thời phát ra tiếng động là âm năng. Ngoài ra bi còn ma sát với thành chén tạo ra nhiệt năng, vậy ta có thể thấy từ một dạng năng lượng là thế năng đã bị chuyển hóa thành ba dạng năng lượng như đã nêu ở trên.

Ta thấy rằng khi đun một ấm nước thì nhiệt năng của cái bếp đã chuyển hóa thành động năng cho các phân tử nước bốc hơi lên bề mặt chất lỏng,...

- Thử tìm xem có loại động cơ nào trái với câu nói không: Và câu trả lời sẽ là không. Nếu thử tìm một loại động cơ vĩnh cửu trên Google thì sẽ không có,....

- Một số dẫn chứng khác nữa =)

+ ( Chừng đó chắc đủ r, tìm thêm thì bó tay :))

c. Kết bài

- Từ câu nói trên ta đã cho ta thêm hiểu biết gì, bài học gì

- Tiếp tục khẳng định lại câu nói một lần nữa

Bình luận (11)
Ngố ngây ngô
10 tháng 5 2019 lúc 22:11

Thủ khoa không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng này qua thằng khác

Nguồn táo quân 2019 :))

Bình luận (31)
Nguyễn Minh Huyền
10 tháng 5 2019 lúc 22:27

Antoine Laurent de Lavoisier có câu: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác. Câu nói trên nói về cái giá trị không đổi trong cuộc sống và đã trở thành một chân lí sâu xa. Vì không do cái gì sinh ra, nên năng lượng không thể mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vận động vô cùng vô tận, tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người. Lấy làm ví dụ, con người có mắt hay không có mắt thì màu sắc vẫn tồn tại; có mũi hay không có mũi, mùi vẫn tồn tại,...Quan điểm này đã động viên con người nhận thức thế giới, nhờ vậy mà có thể phát triển, cải tạo nó, chuyển hóa nó thành những yếu tố cần thiết đối với mình. Hay nói cách khác, sự phát triển mà người ta nói tới, là kết quả của cả một quá trình tiến hóa và chuyển giao mà con người tự mình vận động dựa trên nhiều yếu tố khách quan. Năng lượng chuyển hóa và vận động theo quy luật của năng lượng. Trong đời sống xã hội, mỗi người tuy khác nhau về nhận thức, ý muốn,… nhưng vẫn nằm trong quy luật, trật tự khách quan của xã hội như một lẽ thường tình. Có lẽ đủ để thấy rằng, nhận thức và hành động đúng theo quy luật thì tồn tại, nếu không sẽ tự bị đào thải. Qua đây em đây sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành người công dân có ích cho đất nước huhu :’(

Bình luận (8)
minh nguyet
11 tháng 5 2019 lúc 20:47

Theo như gợi ý của bạn Đạt thì mình gợi ra 1 số ý nhưng ko dám chắc có đúng ko:

MB: Giải thích vấn đề cần nghị luận

Có thể nêu ra 1 vài ý về tác giả câu nói:>>>(câu nói tác động ntn đến mn v.v...)

TB:

Nêu KN về năng lượng

Thực trạng sử dụng năng lượng của con ng hiện nay

Ý nghĩa của năng lượng đối với con ng

Giải thích đến ý bn Đ gợi ý: khi mình làm 1 một việc chưa thành công, mình nhìn thấy ai đó có khả năng làm việc đó tốt hơn mình thì mình bỏ công sức để nguời ấy thành công, trở nên tốt đẹp( nêu dẫn chứng), như vậy tức là mình truyền năng lượng từ mình sang họ để họ thành công

KB: khái quát lại câu nói 1 lần nữa

P/s bài làm của 1 đứa học lớp văn nhưng ko chuyên:((

Bình luận (2)
Đạt Trần
12 tháng 5 2019 lúc 22:21

Gợi ý

MB:

TB: Dàn ý

1) Giải thích:

-Giải thích bề mặt câu chữ:

=> ND đằng sau: Không có cái gì là biến mất hoàn toàn cả. Nó vẫn luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sống tuy nhiên dưới 1 "thù hình "khác , ở 1 nơi nào khác mà thôi

2) Bàn luận+Mở rộng

Dùng các ý dưới đây để trình bày quan điểm nhea tuy nhiên nó phải hướng đến 1 nd nào đó

Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác từ câu này thôi mà các bạn suy luận, sáng tạo đến giật mình, chứng tỏ chúng ta vận dụng thực tế rất tốt :
- Môn học không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ kì này sang kì khác. Chỉ có tiền học phí là liên tục tăng dần theo thời gian và không quay trở lại
- Đáp án không "bỗng dưng" sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển từ sách giáo khoa, sang "phao" rồi điểm cuối cùng là viết vào bài thi (đầu vẫn rỗng tuếch!)
- Tình yêu không tự sinh ra, không tự mất đi mà chuyển từ người này sang người khác
- Sắc đẹp không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ... đời này sang đời khác!
- Chuột không tự nhiên biến mất mà nó chỉ tạm thời "di dân" từ nhà mình sang nhà hàng xóm!
- Thức ăn không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- Chức quyền không tự nhiên sinh ra, cũng không phải tự nhiên mất đi, mà là do... Ai đó bố trí sắp xếp.
- Các dự án không tự sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ tay nhà thầu này sang tay nhà thầu khác.
- Tin đồn không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chạy... từ miệng người này sang miệng người khác.
- Xăng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển từ bình xăng sang buồng đốt.
- Con cái không phải tự nhiên sinh ra hay tự nhiên mất đi mà nó chính là con mình, nếu không thì là con thằng khác
- Quan tham không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ “ghế gỗ” sang... ghế điện!
- Các vụ scandal không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ kiểu này sang kiểu khác hoặc từ sao này sang các sao khác.
- Sự nổi tiếng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó được sinh ra từ công nghệ lăng xê này hoặc từ scandal khác.

-Đó là nếu các bạn muốn mang 1 nội dung châm biếm 1 thói xấu gì đó

Còn nếu bài văn ý nghĩa thì mình nghĩ nên theo ý này:

-"Ý chí" là một thứ vô hình chúng ta hữu hình nó thành "Nỗ lực" rồi thành " Cố gắng"=> Theo duổi được ước mơ và đam

-" Nỗ lực " luôn ở đó nó chẳng mất đâu nó chỉ luân phiên thay đổi nếu bạn đủ mạnh mẽ nó sẽ thành " Cố gắng "để theo đuối ước mơ , còn sự đớn hèn sẽ khiến nó thành" Thất bại'

=> Năng lượng luôn chuyển hóa dưới nhiều dạng và ko bh mất đi . Bất kì thứ gì trên đời cũng thế . Ko bao giờ đặt điều và hỏi tại sao mình thiệt thòi và tại sao mình không được bằng người khác . Thành công chẳng cách bao xa khi ta cố gắng và rồi ta tìm được mọi câu trl cho bản thân , đạt được mơ ước

........

(Đoạn này hơi khó hiểu bạn chịu khó -Sáng tạo và viết theo ý bản thân)

3) Bài học nhận thức, hành động, liên hệ

-Tùy bản thân miễn sao phù hợp với nd bài phê pháp hay khích lệ ...

KB:

Ko có ai được vầy nên sẽ không có giải :)) Chỉ có vài cái GP và SP cho ai trl thui :)) Lần sau cố gắng nhea 15gp trở lên cho người được giải nha

Thân ~~~~

Bình luận (0)
Titania Angela
10 tháng 5 2019 lúc 8:47

Em là đứa học sinh lớp 7 nên em ko biết làmleuleu

Bình luận (0)
nguyễn đức minh đz
10 tháng 5 2019 lúc 10:49

botay.com.vn

Bình luận (0)
Nguyen
10 tháng 5 2019 lúc 10:56

Câu nói của nhà khoa học: Antoine Laurent de Lavoisier (Phiên âm tiếng Việt:La-voa-diê) " Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác"

-Ý kiến: Chuẩn, 10 điểm! :D

Bình luận (3)
Thanh Dat Nguyen
10 tháng 5 2019 lúc 19:00

cũng muốn làm thật nhưng chưa hiểu nghĩa câu trên lắm

Bình luận (0)
$Mr.VôDanh$
10 tháng 5 2019 lúc 20:13

Con người sẽ có lúc sinh ra và chết đi !

Bình luận (3)
Trương Thị Anh Quỳnh
13 tháng 5 2019 lúc 22:04

dạo này hình như văn học đòi hỏi cao qua.trước thì toán sang lí giờ thì lí sang văn đây là di truyền chăng hay là một sự truyền đạt của người xưa (mình cảm thấy thật nhỏ bé)

Bình luận (0)
Trương Thị Anh Quỳnh
13 tháng 5 2019 lúc 22:06

cảm giác như nhìn thấy một ánh hào quang của ông già mặc áo bào có cái vòng tròn trên đầu tay cầm gậy chỉ đường dẫn lối cho quỳnh xuống mồ

Bình luận (0)
Đạt Trần
9 tháng 5 2019 lúc 22:21

Nói là làm nhea

Bình luận (2)
Đạt Trần
11 tháng 5 2019 lúc 11:46

Hãy thử ý nghĩa tầng sâu xem :<<

Bình luận (0)
Đạt Trần
11 tháng 5 2019 lúc 13:12

Cái bạn hãy thử liên tưởng mà viết thêm nha

Gợi ý:

-Vì 1 người mình sẵn sàng hi sinh , sẵn sàng bỏ ra công sức để người đó thành công và trở nên tốt đẹp hơn . Vậy những công sức mình đã bỏ ra đã trở thành cái gì ? Nó có ích ko ? :)

Bình luận (7)
Mai Phương Thảo
11 tháng 5 2019 lúc 22:24

Nhiệt động học là lý thuyết vật lý duy nhất tổng quát, trong khả năng ứng dụng và trong các cơ sở lý thuyết của nó, mà tôi tin rằng sẽ không bao giờ bị lật đổ. — Albert Einstein . Thật vậy, Nhiệt động học thường được coi là một bộ phận của vật lý thống kê, thuộc về một trong số những lý thuyết lớn làm nền tảng cho những kiến thức đương đại về vật chất. Một trong số đó phải kể đến định luật bảo toàn năng lượng của Antoine Laurent de Lavoisier, định luật được phát biểu: "Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác". Bằng hiểu biết của mình chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu. Câu nói trên thật hay và ý nghĩa để lại cho chúng ta nhiều chân lý sâu sắc trong cuộc sống. Năng lượng theo lý thuyết tương đối của Albert Einstein là một thước đo khác của lượng vật chất được xác định theo công thức liên quan đến khối lượng toàn phần E = mc². Nó là khối lượng nhân với một hằng số có đơn vị là vận tốc bình phương, nên đơn vị đo năng lượng trong hệ đo lường quốc tế là kg (m/s)². Hiểu theo nghĩa thông thường, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. ." Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác" là năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Năng lượng là yếu tố vô cung quan trọng cho sự phát triển của mỗi Quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nhưng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống đang cạn kiệt dần tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế trên thế giới. Bởi vậy, các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ và khu vực, những điểm nóng trên thế giới những năm gần đây, đều có nguyên nhân từ vấn đề tranh chấp và tìm kiếm năng lượng. Năng lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống con người ta hiện nay. Năng lượng được chia ra nhiều loại tuy nhiên năng lượng tái tạo giúp nhiều hơn trong cs chúng ta như giảm thiểu biến đổi khí hậu và có lợi ích về kinh tế hay như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói rằng năng lượng tái tạo có khả năng nâng những nước nghèo lên một tầm mới thịnh vượnghơn. .Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi, nên không có động cơ nào hoạt động "vĩnh cửu" cũng như "Tiền không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ túi tiền người này sang túi tiền người khác, hoặc từ vật này sang vật khác". Mặt khác năng lượng cũng có một chức năng khác như mình tạo động lực, truyền năng lượng sang người khác giúp họ ko chỉ thành công trong công việc mà còn thành công trong cuộc sống . Con người ta sinh ra là để nhận cái chết vậy nên ta phải sống để trở thành một con người tốt, một công dân có ích cho Xã Hội,... Nhưng dù sao đi nữa cũng phải sống thật với chính bản thân mình , là một đồ vật không hơn không kém chứ không vì thứ j khác. Chúng ta cần phê phán những người không sống thật với bản thân mình cũng như Michel Mourre nói: "đó là lũ vô xã hội, lũ bệnh hoạn và lũ thất chí", đối với Adamop "đó là những bóng ma bí ẩn, những gã què cụt... và luôn luôn là những kẻ loạn thần kinh, ở Ionesco: "đó là bọn bù nhìn, những con rối, những nhân vật dở dở điên điên", hay Becket: "đó là những kẻ vô gia cư, những thằng hề, những bọn tàn tật", rồi Thackore: "đó là bọn quị luỵ với người trên và tàn nhẫn với người dưới", và Nietzsche: "đó là những kẻ hèn nhát, sợ sệt, vô giá trị, những kẻ hay nghi ngờ với cái nhìn dáo dát, những kẻ bần tiện, loại người chó má, những kẻ ăn mày nịnh hót và trên hết đó là bọn luôn nói láo". Tóm lại, câu nói trên của Antoine Laurent de Lavoisier là vô cùng đúng đắn ở nhiều phương diện. Là hs đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt để Xã Hội ta trở nên văn minh, tiến bộ , để được sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bình luận (2)
Đạt Trần
12 tháng 5 2019 lúc 22:24

À quên tên cái nhà bác học tạo ra định luật mình nhầm nha xin lỗi ông này là đl bảo toàn nguyên tô bảo toàn năng lượng là: James Prescott Joule

Bình luận (1)
Lê Quang Hiếu
14 tháng 5 2019 lúc 15:42

Nhà vật lí Antoine Laurent de Lavoisier ( La-voa-diê) sinh năm 1743, mất năm 1749. Ông là một trong những nhà hóa học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử hóa học. Tiêu biểu nhất là Định luật bảo toàn năng lượng. Định luật bảo toàn năng lượng được nói răng" Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác".

Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân,...).Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi, nên không có động cơ nào hoạt động "vĩnh cửu". Nhờ có thí nghiệm của James Prescott Joule, đã làm tiền đề cho định luật nói trên.

Định luật bảo toàn năng lượng cũng chính là Định luật 1 nhiệt động lực học. Theo định luật này, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Nghĩa là: Biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công năng mà hệ nhận được.Một hệ quả của định luật này là khi không có công thực hiện trên hệ, hay hệ không sinh công, đồng thời khi nội năng của hệ không đổi (nhiều khi được thể hiện qua nhiệt độ không đổi), tổng thông lượng năng lượng đi vào hệ phải bằng tổng thông lượng năng lượng đi ra:Fvào = Fra⇒Fvào = Fphản xạ + Fbức xạ + Ftruyền qua Trong đó:Fbức xạ = Fhấp thụ .Ví dụ, với vật đen tuyệt đối, Fphản xạ = Ftruyền qua = 0, thì: Fvào = Fhấp thụ = Fbức xạ.

Từ mệnh đề đã phát biểu như trên ta có thể phát biểu ngắn gọn lại như sau: năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác mà thôi. Ví dụ: Nếu thả một hòn bi từ trên cao xuống một cái chén thì năng lượng của hòn bi là thế năng hấp dẫn, rơi vào chén và chuyển động quanh thành chén là động năng, đồng thời phát ra tiếng động là âm năng. Ngoài ra bi còn ma sát với thành chén tạo ra nhiệt năng, vậy ta có thể thấy từ một dạng năng lượng là thế năng đã bị chuyển hóa thành ba dạng năng lượng như đã nêu ở trên.

Định luật bảo toàn năng lượng là một trong bốn định luật của nhiệt động lực học. Nhà vật lí Antoine Laurent de Lavoisier (Phiên âm tiếng Việt:La-voa-diê) đã chứng minh điều đó

Bình luận (4)
Taka Channel
14 tháng 5 2019 lúc 18:54

So sánh tương tự:con người không tự sinh ra hoặc chết đi mà linh hồn chỉ truyền từ người này sang người khác,từ não này sang não khác

Bình luận (4)
❤💞Lãnh Hàn Thiên Dii💞❤
17 tháng 2 2020 lúc 15:56

Bạn Trần Thọ Đạt ơi,mik không hiểu ở trên hỏi gì ạ.Không biết làm như vậy có đúng không.Cái này mik làm không phải là nghị luận ạ.Chỉ là một phần gợi ý nhỏ thôi ạ.Nếu sai,thì bn thông cảm và chỉ lỗi sai giùm mik với nhé

Định luật bảo toàn năng lượng, cũng là một định luật nhiệt động lực học (một trong bốn định luật của nhiệt động lực học), phát biểu rằng năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.

Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi, nên không có động cơ nào hoạt động "vĩnh cửu".

Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân,...). Chưa từng thấy ngoại lệ của định luật này, tuy rằng đôi khi người ta cũng nghi ngờ nó, nhất là trong các phân rã phóng xạ. Tiên đề Noether cho rằng sự bảo toàn năng lượng có liên quan chặt chẽ tới độ đồng dạng về cấu trúc của không-thời gian.

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
HOa Hoa
Xem chi tiết
Phan Nguyên Khương
Xem chi tiết
Yoshikawa Saeko
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Mi
Xem chi tiết
Hồ Nguyễn Trung Hiếu
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Đỗ Lan Anh
Xem chi tiết
Võ Tuấn
Xem chi tiết