Bài 57: Đa dạng sinh học

Ngoan Nguyễn

đa dạng sinh học ở VN hiện nay

Lê Thị Mỹ Duyên
7 tháng 5 2019 lúc 21:38

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đa dạng sinh học Việt Nam đang đối mặt với nhiều mối đe dọa: Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng, thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường và những tác động của biến đổi khí hậu…. Báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày về hiện trạng đa dạng sinh học của Việt Nam để từ đó đưa ra các vấn đề ưu tiên trong quản lý đa dạng sinh học tại nước ta trong giai đoạn sắp tới.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
7 tháng 5 2019 lúc 21:45
Việt Nam được biết đến như một trung tâm ĐDSH của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, núi đá vôi… với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới và là nơi sinh sống, phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị, trong đó có những loài không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều áp lực đối với ĐDSH. Dân số tăng từ dưới 73 triệu người năm 1995 lên trên 91,7 triệu người trong năm 2016, đưa Việt Nam trở thành nước đông dân số thứ 13 trên thế giới và đã tạo ra một nhu cầu rất lớn về tiêu thụ tài nguyên. Thêm vào đó, tác động do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng với xu hướng dự báo ngày càng tăng đang để lại những hậu quả đối với ĐDSH, các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn cũng như dưới nước. Các yếu tố nêu trên làm ĐDSH ở nước ta đang bị suy thoái với tốc độ nhanh, diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh, nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Các giống bản địa đang bị mất đi do sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các giống lai, giống biến đổi gen có năng suất cao và một số ưu điểm khác. Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
huy =)
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Diễm
Xem chi tiết
Huy việt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc My
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
phạm thùy trang
Xem chi tiết
Linh Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết