Ôn tập phần sinh thái và môi trường

Diệu Khương Nguyễn

1) nguyên nhân hiện tượng thoái hóa giống

2) tỉ lệ gen tự thụ phấn qua các thế hệ sinh vật và môi trường

3)khái niệm giới hạn sinh thái, ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

4) mối quan hệ giữa các loài sinh vật, ứng dụng các mối quan hệ của sinh vật trong nông , lâm , nghiệp

5) vì sao hoạt đọng phá hủy thảm thực vật gây ra nhiều hậu quả xấu

Trần Quốc An
30 tháng 4 2019 lúc 20:00

1) Tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.

2)

- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ đồng hợp tử sẽ tăng lên trong khi tỉ lệ dị hợp tử lại giảm xuống.

- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần,trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài.

3)

* Giới hạn sinh thái:
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật

1. Đối với động vật:

- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.

+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Ví dụ: Ở cá rô phi Việt Nam:

+ 5,6°C: giới hạn dưới (chết).

+ 42°C: giới hạn trên (chết).

+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.

+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng (hay giới hạn sinh thái).

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.

Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ được năng lượng.

Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.

Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.

- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật là làm cho chu kì sống ngắn lại.

Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.

2. Đối với thực vật

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.

Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.

- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.

+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô hấp.

4)

* Mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ.

Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.

Quan hệ ký sinh:Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ thể động vật và con người.

Quan hệ thú dữ - con mồi:Là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.

Quan hệ cộng sinh:Là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.

Quan hệ cạnh tranh:Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia. Ví dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng cỏ.

Quan hệ giữa nhiều loài: Trong thực tế các loài sinh vật có thể thay đổi quan hệ theo thời gian. Ví dụ: quan hệ giữa chuột và rắn trong một quần đảo Thái bình dương trong một năm có thể thay đổi: Mùa đông - chuột bắt rắn, chuột là thú ăn thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.

* Ứng dụng mình chưa nghĩ ra, mình xin lỗi nhé :((

5) Vì:

* Trong nông nghiệp:

- Con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như: lúa, ngô … và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò,... => ​chặt phá rừng và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

- Hoạt động cày xới đất canh tác =>​ thay đổi đất và nước tầng mặt => nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ.

- Nền nông nghiệp hình thành => định cư => rừng chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

* Trong công nghiệp

- Tạo ra nhiều máy móc, khai thác tài nguyên nhiều, đô thị hóa ngày càng tăng, khu công nghiệp phát triển => diện tích đất ngày càng thu hẹp.

- Lượng rác thải lớn => môi trường ô nhiễm.

Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Jang Min
Xem chi tiết
Bố m cắt đầu moi.
Xem chi tiết
phương hán
Xem chi tiết
Niki Rika
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
27kun Cyan
Xem chi tiết
Hami Vu
Xem chi tiết
Jang Min
Xem chi tiết