Chương V- Chất khí

Nguyễn Xuân Dương

Bài 1) Một giá treo như hình vẽ gồm: thanh AB=1m tựa vào tường ở A; dây BC=0,6m nằm ngang. Treo vào đầu B một vật m=1kg. Tính độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện trên thanh AB và sức căng dây của dây BC khi giá treo cân bằng. Lấy \(g=\frac{10m}{s^2}\), bỏ qua khối lượng của thanh và dây.

C B A

Bài 2) Một thanh ba-ri-e gồm thanh cứng AB=3m, trọng lượng P=50N. Đầu A đặt vật nặng có P1=150N, thanh có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng xung quanh trục nằm ngang ở O cách A 0.5m. Tính áp lực tác dụng lên trục O và lên chốt ở B khi thanh cân bằng nằm ngang.

A O B

Bài 3) Một viên đạn khối lượng m=2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Mảnh thứ hai bay theo phương nào, với vận tốc bằng nhiêu?

Bài 4) Một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương nằm ngang với vận tốc 500m/s, hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?

Bài 5) Một viên đạn có khối lượng 500g đang bay theo phương lệch góc 60 độ so với phương thẳng đứng với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương nằm ngang với vận tốc 250m/s, hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?

Bài 6) Một viên đạn có khối lượng 4,5g được bắn theo phương ngang, vào một tấm gốc 2,4kg đứng yên trên mặt phẳng ngang. Viên đạn nằm yên trong khối gỗ, khối gỗ dịch chuyển 1,8m với hệ số ma sát 0,2. Tính:
a) Vận tốc khúc gỗ ngay sau va chạm

b) Vận tốc viên đạn trước khi cắm vào khúc gỗ

Bài 7) Một quả cầu m1=3kg chuyển động với vận tốc 1m/s va chạm xuyên tâm với quả cầu thứ hai đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 3m/s tìm vận tốc các quả cầu ngay sau va chạm, nếu va chạm:

a) Đàn hồi

b) Va chạm mềm

Bài 8) Một quả bóng nặng 10g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s từ độ cao 4m. Cho g=10m/s^2. Bỏ qua ma sát với không khí. Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.

a) Tính cơ năng của quả bóng

b) Ở độ cao nào thì cơ năng lớn gấp 4 lần thế năng của bóng

c) Tìm vận tốc của bóng khi chạm đất

d) Nếu xuống đến đất bóng đi sâu vào trong đất 20cm thì dừng lại. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên bóng?

Bài 9) Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g=10m/s^2 và bỏ qua sức cản của KK. Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất hãy tính:
a) Các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi lúc ném.

b) Độ cao cực đại mà bi đạt được.

c) Vận tốc của hòn bi khi nó vừa chạm đất.

d) Đến mặt đất thi vật chui vào đất đoạn 5cm. Tính lực cản trung bình của đất.

Bài 10) Một vật trược không vận tốc đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB không ma sát, nghiêng góc alpha=30 độ so với phương ngang, sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt ngang là 0,1. Cho AH=1m, g=10m/s^2. Hãy tính a) Vận tốc của vật tại B b) Quãng đường và thời gian vật đi được trên mặt phẳng ngang BC

Bài 11) Một cái ống chữ U hở chứa thủy ngân. Khi đổ 11,2cm nước vào nhánh phải của ống thì thủy ngân nhánh trái dâng lên bao nhiêu so với ban đầu.

Bài 12) Nước chảy trong ống hình trụ nằm ngang với vận tốc v1=0.2m/s và áp suất tĩnh P1=2*10^5 N/m^2 ở đoạn ống có đường kính d1=5cm. Tính áp suất tĩnh trong ống ở chỗ có đường kính chỉ còn d2=2cm. Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

Bài 13) Một bình có dung tích 50l chứa 8,02g khí ở 27 độ C và áp suất 100kPa. Hỏi khí trong bình là khí gì?

Bài 14) Thực hiện các tính toán cần thiết để trả lời các câu hỏi sau:

a) Xác định sức căng bề mặt của nước nếu trong ống mao dẫn có đường kính 0,6mm, độ cao của chất lỏng bằng 4cm, khối lượng riêng của nước 1000kg/m3

b) Tính độ cao cột chất lỏng dâng lên của rượu trong ống mao dẫn có bán kính 0,2mm biết sức căng bề mặt của rượu là 2*10^-2 N/m và khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Lấy g=10

Bài 15) Một thanh tròn đường kính 2cm làm bằng thép có suất Y-âng E=2*10^11 Pa. Nếu giữ chặt một đất và nén ở đầu kia một lực bằng 1,57*10^5 thì độ co tương đối ( \(\frac{\Delta_l}{l_0}\)) của thanh là bao nhiêu?

Bài 16) Một dây nhôm dài 2m, tiết diện 8mm^2 ở nhiệt độ 20 độ C

a) Tìm lực kéo dây để nó dài ra thêm 0,8mm

b) Nếu không kéo dây mà muốn nó dài ra thêm 0,8mm thì phải tăng nhiệt độ của dây lên đến bao nhiêu độ?

Bài 17) Hỏi phải dùng bao nhiêu lít xăng trong lò nấu chảy có hiệu xuất 20% để nung nóng và làm nóng chảy hoàn toàn 1 tấn đồng ở nhiệt độ 30 độ C nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg*K Nhiệt nóng chảy của đồng là 1,8.10^5 J/kg. năng suất tỏa nhiệt của xăng là 1,6.10^7 J/kg. Nhiệt độ nóng chảy của đồng là tc=1100 độ C

Nguyen Quynh Huong
2 tháng 5 2019 lúc 18:28

B9: chọn mốc TN tại mđ

a, Wđ = 1/2.m.V2 = 0,16J

Wt = mgh = 0,32J

W = 0,16 +0,32 = 0,48J

b, mgz' = W = 0,48

=> z' = 2,4m

c, \(V1^2=2gz'=48\) \(\Rightarrow V1=\sqrt{48}\approx6,93\)

d, BThiên CN: Ac = W2 - W1

=> -FcS = mgz2 - 1/2mV12

=> \(F_c=\frac{mgz_2-\frac{1}{2}mV1^2}{-S}=9,8N\)

Bình luận (0)
Nguyen Quynh Huong
2 tháng 5 2019 lúc 18:17

B10: chọn mốc TN tại chân mpnghieng

a, WA = WB => mgAH = 1/2mVB2

=> VB = \(\sqrt{20}\) m/s

b, do có ms: Ams= WđC - WđB

=> -FmsBC = - 1/2mVB2

=> \(BC=\frac{\frac{1}{2}mV_B^2}{mg\mu}=10m\)

\(V_C^2-V_B^2=2a.BC\) => a = -1

=> \(t=\frac{-V_B}{a}=\sqrt{20}\approx4,47s\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lý
Xem chi tiết
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết
Bảo huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
Như Ý
Xem chi tiết
Bé Thương
Xem chi tiết
Ho Nhan
Xem chi tiết
Anh Tuấn
Xem chi tiết
Anh Tuấn
Xem chi tiết