Chương 8. Động vật và đời sống con người

Phạm Bùi Ái Xuân

Câu1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư.

Câu2: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát.

Câu3: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

Câu4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.

Câu5: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.

Câu6: Lập bảng so sánh bộ xương của thằn lằn và ếch.

Câu7: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan hô hấp, tuần hoàn của thằn lằn và ếch.

Câu8: Trình bày nguyên nhân suy giảm và các phương pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Thời Sênh
21 tháng 4 2019 lúc 17:20

Đặc điểm chung của lưỡng cư

- Môi trường sống đa dạng: dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất

- Da trần, ẩm ướt

- Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân)

- Hô hấp bằng da và phổi

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

- Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước

- Nòng nọc phát triển qua biến thái

- Là động vật biến nhiệt

Vai trò của lưỡng cư

- Trong nông nghiệp: lưỡng cư giúp tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày.

- Tiêu diệt vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi …

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm.

+ Bột cóc dùng làm thuốc suy dinh dưỡng ở trẻ em

+ Nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa thần kinh.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

Câu 2 :

Đặc điểm chung :

- Đặc điểm chung của bò sát:

+ Da khô, có vảy sừng

+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai

+ Chi yếu, có vuốt sắc

+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn

+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

+ Là động vật biến nhiệt

+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong

+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng

Vai trò

- Đa số là có lợi:

+ Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ như thằn lằn, tiêu diệt chuột như rắn.

+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, dược phẩm (rượu rắn, mật trăn, yếm rùa …)

+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da rắn, cá sấu …

- Tác hại: gây độc cho người: rắn độc

Câu 3 :

- Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay)

- Chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh)

- Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau : giúp chim đậu và hạ cánh

- Lông tơ có các sợi mảnh làm thành chùm lông xốp : giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

- Cổ dài khới đầu với thân : phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 4 :

Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống :

- Bộ lông mao dày xốp : che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

- Chi trước ngắn : dùng để đào hang

- Chi sau dài khỏe : bật nhảy xa giúp thỏ chạy trốn nhanh khi bị rượt đuổi

- Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén : thăm dò thức ăn hoặc môi trường

- Tai rất thính, vành tai dài lớn và cử động được : dùng để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù

- Mắt có mi mắt cử động được, có lông mi : bảo vệ mắt, làm màng mắt không bị khô

Câu 5 :

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ

Câu 6 :
Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có nhửng bộ phận phát triển hơn so với xương ếch. ơ thằn lằn đốt sống thân mang xương sườn, một sô kết hợp với xương mó ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp, cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng. Đốt sống đuôi dài, đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự di chuyển trên cạn.

Câu 7

Thằn lằn :

- Hệ tuần hoàn : Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Hệ hô hấp : Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn

* Ếch :

- Hệ tuần hoàn : Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất )Hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi

Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.

Câu 8 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật. Các nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

+ Săn bắt, buôn bán động vật hoang dại, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các chất thải của nhà máy …

- Biện pháp:

+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.

+ Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài

+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng

Bình luận (0)
Matsumi
21 tháng 4 2019 lúc 20:42

Câu 1:

- Lưỡng cư là loài động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

+ Da trần và ẩm ướt.

+ Tâm thất chứa máu pha.

+ Di chuyển bằng 4 chi.

+ Là động vật biến nhiệt.

+ Hô hấp bằng phổi và da.

+ Sinh sản trong môi trường nước.

+ Có 2 vòng tuần hoàn.

+ Thụ tinh ngoài.

+ Tim 3 ngăn.

+ Nòng nọc phát triển qua biến thái.

- Vai trò:

+ Có giá trị thực phẩm

+ Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung hoạt động của chim về ban ngày.

+ Tiêu diệt các sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...

+ Bột cóc dùng làm thuốc suy dinh dưỡng ở trẻ em.

+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
hồ bảo thành
Xem chi tiết
phạm băng băng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Rubik
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Hạ
Xem chi tiết
Tran Ngọc Lan
Xem chi tiết
Phan hữu tuấn anh
Xem chi tiết