Ôn tập lịch sử lớp 9

Thu hà Le

Hoàn cảnh và quá trình ra đời của ba tổ chức Cộng sản đã ở Việt Nam ý nghĩa lịch sư và hạn chế

khirom tran
17 tháng 4 2019 lúc 15:24

* Hoàn cảnh lịch sử:

– Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ, đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo.

– Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

– Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.

* Qúa trình thành lập:

Đông dương Cộng Sản Đảng:

– Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản.

– Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

An Nam Cộng Sản Đảng:

– Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ.

– Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.

Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:

– Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

* Ý nghĩa:

– Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.

– Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Hạn chế:

Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Hoàng Dương thiết
Xem chi tiết
khanh dinhquang
Xem chi tiết
liliama
Xem chi tiết
Giang Cong
Xem chi tiết
Doãn Oanh
Xem chi tiết