Ôn tập lịch sử lớp 8

Ngô Trọng Tấn

Đề CưƠnG ôN tẬp HọC kỲ II:

1)Tổ ChỨc Bộ MáY tHờI lIêN bAnG đÔnG dƯơNg ?

2)Hệ ThỐnG gIáO dỤc ThỜi PhÁp ThUộC ?

3)MụC đÍcH đÔnG kInH nGhĨa ThỤc ?

4)CáC gIaI đOạN PhÁt TrIểN cUộC kHởI nGhĨa NôNg DâN YêN tHế. ChỈ rA nHữNg ĐiỂm kHáC nHau vỀ tHàNh PhẦn LãNh ĐạO, tÍnH cHấT gIữA pHoNg TrÀo CầN vƯơNg Và YêN tHế ?

5)ChÍnH sÁcH KhAi ThÁc ThUộC đỊa CủA pHáP vỀ kInH tẾ?

6)TiỂu Sử NgUyỄn TấT tHàNh. TạI sAo KhI rA đI tÌm ĐưỜnG cỨu NưỚc NgUyỄn TấT tHàNh LạI lỰa ChỌn Đi SaNg PhƯơNg TâY?

Flash Dora
13 tháng 4 2019 lúc 20:50

1)Tổ chức bộ máy nhà nước:

a. Mục tiêu của cuộc khai thác:

Chia rẽ các dân tộc Đông Dương. Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp: Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương .

b. Việt Nam bị chia làm ba xứ:

Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp. Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm Sứ Pháp. Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản.

2) Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc:

Giai đọan đầu, duy trì nền Hán học cũ. 1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp. Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc.

Nhận xét:

Hạn chế phát triển giáo dục. Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa” Duy trì thói hư tật xấu.

3) Mục đích của phông trào Đông Kinh Nghĩa Thục là:

Mục đích của phong trào là:

- Khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

- Bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng lòng yêu nước.

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Flash Dora
13 tháng 4 2019 lúc 21:39

4)Các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là:

1. Giai đoạn II: 1893-1908:

Do Đề Thám chỉ huy, vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai(12-1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

2. Giai đoạn III: 1909-1913:

Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội. Pháp tập trung lực lượng tấn công qui mô lên Yên Thế. Lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

Điểm khác nhau:

Những khác biệt

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê

Thời gian tồn tại

Gần 30 năm từ 1884-1913

Lâu nhất là Hương Khê từ 1885-1895

Thành phần lãnh đạo

Do thủ lĩnh địa phương lãnh đạo như Đề Nắm , Đề Thám –họ là những nông dân .

Do văn thân sĩ phu phát động, chịu ảnh hưởng phong kiến

Mục tiêu đấu tranh(tính chất)

Mong cuộc sống bình yên .

Vì vua, giành lại chủ quyền đất nước

Địa bàn Yên Thế và một số địa phương lân cận Chủ yếu là Bắc Kì và Trung Kì

5)Chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của Pháp:

a.Nông nghiệp:

Cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng địa tô.

b.Công nghiệp:

Khai thác mỏ (than, kim loại…) để xuất khẩu. Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa… Thương nghiệp: độc chiếm thị trườngViệt Nam,về nguyên liệu và thu thuế. Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đặt nhiều loại thuế, bắt phu.

c.Nhận xét:

Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để. Nông nghiệp giậm chân tại chỗ. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Flash Dora
13 tháng 4 2019 lúc 21:44

6)Tiểu sử Nguyễn Tất Thành:

Tiểu sử tóm tắt Nguyễn Tất Thành

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trương Kiệt
Xem chi tiết
Ngân Nguyễn
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
Lục Vân
Xem chi tiết
bảo thy
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết