Hướng dẫn soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Nguyễn Thị Bình Yên

Câu 1: Văn bản "Lòng yêu nước" của I-li-a Ê-ren-bua (từ đầu đến "mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh")

a) Thể loại, phương thức biểu đạt cính

b) phát hiện 1 biện pháp nghệ thuật, nói rõ tác dụng

c) theo tác giả, cội nguồn của lòng yêu nước là gì?

Câu 2 : Viết 1 đoạn văn diễn dịch, sử dụng 1 thành phần biệt lập với câu chủ đề :"Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta."

Câu 3 : Phân tích 3 khổ cuối "Bài thơ về tiểu đội xe ko kính"

Thùy Trang
13 tháng 4 2019 lúc 16:31

Câu 1:

a, Thể loại : Tùy bút - chính luận

PTBĐ chính : Nghị luận

c, Theo tác giả, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc .

Bình luận (0)
Nguyen
13 tháng 4 2019 lúc 16:04

3.Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông từng cầm súng chiến đấu và công tác trong đội ngũ những chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phường ra tiền tuyến : "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai" (Tố Hữu). Niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra trận lúc bấy giờ như ánh sáng chói chang, như gió mát lồng lộng phả vào tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ, khiến thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu thật khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy. Không rõ nhà thơ đã từng bao nhiêu lần trực tiếp cầm lái, hay ngồi trong ca bin bên cạnh người lái, mà ngôn ngữ, nhạc điệu, cảm hứng và suy nghĩ trong bài lại chân thực, sống động đến vậy. Tất cả, cứ hiển hiện hồn nhiên, trực diện ngay trước bạn đọc : những chiếc xe không kính, cả tiểu đội xe, tiểu đội lính vận tải vui vẻ, tếu táo mà thật đĩnh đạc, hiên ngang, can đảm...

Nếu ở hai khổ thơ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách - dù sao cũng vẫn mơ hồ - thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thổ, trực tiếp. Đó là "bụi phun tóc trắng" và "mưa tuôn, mưa xối" - hậu quả tất yếu của những chiếc xe bị mất kính bảo vệ. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn, "Không có kính, ừ thì có bụi... Không có kính, ừ thì ướt áo" - những câu thơ như lời nói thường, nôm na mà cứng cói, toát ra một thái độ bất chấp mọi khó khăn. Đằng sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ, hiểm nguy :
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Cấu trúc các câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Thanh điệu phối hợp khá linh hoạt : thanh bằng - trắc (phì phèo châm — điếu thuốc) ; trắc - bằng (mặt lấm - cười ha ha) ; rồi lại bằng - trắc (trâm cây - số nữa). Và cuối đoạn là câu thơ bảy tiếng, sáu thanh bằng ("Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi") gợi một cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi mười tám đôi mươi. Nhạc vui hài hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh : "... phì phèo châm điếu thuốc - Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" và một ý nghĩ táo tợn : "Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa" làm cho thơ rộn rã, sôi động, luôn luôn hối hả, như sự sôi động, hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.
Song, cũng có lúc đoàn xe dừng lại. Ấy là lúc ngồi nghỉ hoặc tới đích, giao hàng. Hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu miêu tả những cuộc gặp gỡ, vui vầy trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí, đồng đội thật cảm động :
Những chiếc xe từ trong hom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung hát đũa nghĩa lù gia đình đấy.
Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi. Khi hành quân, các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Lúc cắm trại các anh trò chuyện, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt : chung bát, chung đũa, "mắc võng chông chênh" ... song cũng chỉ trong một thoáng chốc. Để rồi, lại tiếp tục hành quân : "Lại đi, lại đi trời xanh thêm...". Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẩn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường, như văn xuôi. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị.
Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước vỡ,... Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "Không có kính / rồi xe không có đèn - Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn, bốn khúc "cua vòng, rẽ ngoặt"... trêu ngươi, chọc tức đoàn xe.
Hai câu cuối :
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
có âm điệu đối chọi, mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước. Đặc biệt toả sáng chói ngời cả đoạn thơ, bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim". Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở "trái tim" gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái ? Tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích ? Ngữ điệu của câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim" thật nhẹ nhõm, song khả năng khắc hoạ hình tượng nhân vật và khơi gợi suy luận triết lí thật đằm sâu, trĩu nặng. Ẩn sau ý nghĩa "trái tim cầm lái", câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta : sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là "nhãn tự", là "con mắt của bài thơ", bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ.
Trở lại với phong cách thơ Phạm Tiến Duật như phần đầu đã nêu, đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cũng như một vài tác phẩm tiêu biểu khác của ông — Lửa đèn; Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Nhớ,... chúng ta thật thú vị, nhận ra cái chất giọng rất trẻ, rất lính của bài thơ. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí quyết chiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn. Nổi bật trong cả bài thơ là hình ảnh : trong xe có một trái tim và một chất giọng vui đùa, hóm hỉnh, lãng mạn.
Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiêm. Do đó không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ, chất thơ toả ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui cuộc sống của con người thời đại. Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết..., đã khắc hoạ đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, và cuối cùng cất bổng lên, hoà nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược - từ năm 1945 đến năm 1975.
Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 4 2019 lúc 17:11

2) Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế thừa và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Thời chiến tranh thế giới thứ II cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức
Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, tiếp thu văn hóa một cách không tốt đánh mất đi bản sắc dân tộc.....)Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều phương diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ trẻ ngày nay cần ra sức cố gắng học tập để xây dựng đất nước VN giàu mạnh và tươi đẹp hơn.

Bình luận (0)
Đạt Trần
13 tháng 4 2019 lúc 18:20

3)

Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.

Nào có sá chi đâu ngày trở về.

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.

Ra đi ra đi thà chết chớ lui.

Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúngta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính,bài thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam. Ba khổ thơ cuối là đỉnh điểm của mạch cảm xúc và tứ thơ được nảy nở sáng rõ,để lại ấn tượng trong lòng độc giả về cuộc chiến trang ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe.

Bài thơ có bảy khổ thơ ,khổ nào cũng có hình ảnh chiếc xe ,hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và cái ác liệt cùng sự anh hùng. Từ những chiếc xe tải không kính trên tuyến đường Trường Sơn,xe qua bom giật ,bom rung ,bom rơi ,bom nổ ta vẫn thấy được tinh thần ung dung, bình tĩnh, hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe. Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp của người chiến sĩ,càng đọc ta càng thấy trân trọng, cảm phục phẩm chất của người chiến sĩ lái xe .Bức chân dung đẹp ấy lại được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm, và tình yêu Tổ Quốc thiêng liêng cao cả, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam.

Ở 3 khổ thơ cuối ,chân dung tâm hồn của người lính lái xe được gợi ra cũng chính từ hình ảnh những chiếc xe không có kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vở rồi

Anh lính lái xe thật nhiều bè bạn. Từ nơi cảm tử, họ tìm về nhau. Câu thơ “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gợi về cuộc chiến thật ác liệt. Người chiến sĩ lái xe phải đối diện với mưa bom, lửa đạn, với cả thần chết ở bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh ác liệt ấy,điều gì khiến các anh trở về được bình an? Thơ Phạm Tiến Duật đã chỉ ra điều kì diệu ấy: “Đã về đây họp thành tiểu đổi”. Chữ “họp” gợi sự đoàn tụ, sự bảo toàn. Thì ra, vì không thể thiếu nhau, không thể vắng nhau, những người đồng đội ấy đã băng qua mưa bom bão đạn để “về” trong vòng tay nhau, vòng tay của sự sống và chiến thắng. Ta thấy ở họ sáng ngời lên một tình cảm đẹp, tình đồng đội! Tình cảm ấy tạo ra sức mạnh để chiến đấu, chiến thắng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Chính Hữu cũng đã phát hiện sức mạnh của tình cảm đó trong bài thơ “Đồng chí”. Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của những người nông dân mặc áo lính xưa chính là sự thầm lặng sẻ chia cảnh ngộ và cùng chung lí tưởng sống. Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” có gì đó mới hơn, trẻ hơn. Vẫn là cái bắt tay thân thiện, giản dị, mộc mạc mà gần gũi qua ô cửa kính đã vỡ. Cái bắt tay ấy như lời hẹn chiến thắng, như truyền sức mạnh, như truyền sự tự tin và hào khí tuổi trẻ. Vẫn cái ô cửa kính đó, mà cả một khoảng trời bè bạn, cả tráng khí anh hùng gặp gỡ, hội ngộ.

Thơ Phạm Tiến Duật không chỉ phát hiện tình đồng đội ở những vẻ đẹp hào hùng, mà còn nhìn nhận dưới góc độ những tình cảm thân thương, đầm ấm. Họ - những con người từ nhiều phương trời, nhiều miền quê, nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột thịt:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.Chữ “bếp”, hình ảnh “bát đũa”,”chiếc võng”…đều là những gì thân thiết trong ngôi nhà của ông bà, cha mẹ ở hậu phương, làm cho hai chữ “gia đình” ẩm cả khổ thơ tiền tuyến. Bằng cách nói giản dị ấy, Phạm Tiến Duật đã phát hiện được độ sâu sắc trong tình đồng đội. Đó là tình bạn, là đồng chí, là chiến hữu, là ruột thịt. Trong quân ngũ, tình đồng đội là tình cảm gia đình, ruột thịt, là tình cảm thật đặc biệt, là sự hòa quyện của tình đồng chí, tình người và tình thương yêu giai cấp. Ta lại nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba cô thanh niên xung phong và những cảm xúc rất riêng của họ. Ta lại nhớ đến các cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Họ như thể chị em sinh ra từ một người mẹ. Sống cùng và chết cũng không lìa xa. Có thể nói trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã có sự phát hiện thật mới mẻ về tình cảm của người lính, của một thế hệ người Việt Nam, với đời sống tình cảm biết bao mới lạ và sâu sắc.

Bài thơ vẫn tiếp tục tô đậm vẻ đẹp của tâm hồn biết yêu thương, mộng mơ, tâm hồn qua thử thách vẫn tươi xanh non mướt qua hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.Những người chiến sĩ kiên cường ấy cùng chiến đấu và cùng chia sẻ với nhau phút dừng chân thật vui thú, thoải mái. Chữ “chông chênh” vừa nói cái không chắc của thế mắc võng, vừa toát lên cái thi vị, tinh nghịch pha chút mạo hiểm rất quen thuộc của kẻ đưa võng. Như ta đã gặp “Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”… Câu thơ “Lại đi lại đi trời xanh thêm” nối tiếp phát hiện khác. Điệp ngữ “lại đi” tựa như nhịp bước hành quân của người chiến sĩ, khó khăn không nản, hi sinh không sờn, những chiếc xe vẫn cứ chạy bon bon ra tiền tuyến. Câu thơ gợi ra sự liên tưởng trong lòng người đọc, ta có cảm giác rằng mỗi đoạn đường xe đi qua như mở thêm một khoảng trời hạnh phúc, bình yên. Và mơ ước nữa chứ! Rất nhiều lần trời xanh hiện ra trong mưa bom ở bài thơ này. Tâm hồn người lính sao mà tươi xanh đến thế!

Tới khổ kết, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khẳng định ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường sẵn sàng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt đang ở phía trước:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.Điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên để tổng kết cái khó khăn, khốc liệt của chiến tranh, khó khăn nối tiếp khó khăn, càng đi vào sâu tới những chiến trường nguy hiểm hơn. Và minh chứng cho sự khốc liệt đó là những chiếc xe tải mang trên mình đầy thương tích, với đèn không có, mui không có, cửa kính vỡ, thùng bị xước, bị biến dạng. Trận đánh đến gần ngày toàn thắng thì thử thách đối với người lính càng lớn, hi sinh mất mát chắc chắn sẽ càng nhiều. Nhưng đối lập với những mất mát ấy, là một thứ như thép như đồng tồn tại: ý chí của người lính lái xe. Người lính lái xe vẫn cứ vững chắc tay lái đối diện với con đường vững vàng trên vị trí chiến đấu. Chữ “Vẫn chạy” sao mà gan góc, mà ý chí, mà bướng bỉnh và ngoan cường! Trước mắt chúng ta, những đoàn xe vẫn cứ tiếp tục chạy trên con đường Trường Sơn mua bom bão đạn, những chiến sĩ lái xe vẫn cứ “Ung dung buồng lái ta ngồi” và đoàn xe “Lại đi lại đi trời xanh thêm” vượt lên bom đạn khốc liệt hướng ra tiền tuyến, cùng sát cánh với miền Nam ruột thịt. Và đây là mục đích, là lí tưởng sống của những người lính lái xe trong thời kì ấy và cũng chính là mục đích lí tưởng của những thế hệ thanh niên lớp lớp lên đường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Bài thơ dựng lên cuộc chiến đấu với biết bao điều không có: không kính, không mui xe, không đèn. Đến đây nhà thơ hạ bút viết một dòng chữ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của anh lính lái xe,ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Nhưng điều gì mãnh liệt nhất, quan trọng nhất? Anh lính đã nói thật tự tin, giản dị, son sắt: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khổ.

Ba khổ thơ của bài đã khép lại con đường tới miền Nam yêu dấu đã tới đích từ mấy chục năm trong sự thống nhất trọn vẹn thương yêu. Nhưng đâu đây bên tai ta vẫn tiếng xe chạy, vẫn hiển hiện những tiếng cười “ha ha” của những người lính lái xe can trường. Đơn sơ thế thôi nhưng là những trang hào hùng, là hình ảnh lí tưởng có sức vẫy gọi. Thế hệ nào cũng có những trách nhiệm, những xứ mệnh, những vinh quang và thách thức của mình. Bước chân sang thế kỉ XXI, trận đánh của mỗi người trẻ tuổi chúng ta hoàn toàn khác. Nhưng những gì hào hùng, thật hấp dẫn ở người lính lái xe, ở thế hệ cha ông vẫn luôn là sự khích lệ, là sự nêu gương để chúng ta gắng sức.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Thành
Xem chi tiết
Nam Nguyen
Xem chi tiết
Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết
nhule
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Van
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Đức
Xem chi tiết