Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bùi Nhật Vy

Trình bày chính sách cai trị về kinh tế, văn hoá, giáo dục trong cuộc khai thác thuộc địa lần I của Pháp (1897-1914)? Theo em, thực dân Pháp thực hiện những chính sách đó nhằm mục đích gì?

Giúp mình vs!!!!!!

Flash Dora
7 tháng 4 2019 lúc 10:09

1.Chích sách:

a)Kinh tế:

a. Nông nghiệp

Cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng địa tô.

b. Công nghiệp:

Khai thác mỏ (than, kim loại…) để xuất khẩu. Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa… Thương nghiệp: độc chiếm thị trườngViệt Nam,về nguyên liệu và thu thuế. Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Đặt nhiều loại thuế, bắt phu.

Mục đích:

Làm nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để. Nông nghiệp giậm chân tại chỗ. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Đọc chiếm thị trường Việt Nam. Muốn nước ta kinh tế thụt lùi.

b)Văn hóa, giáo dục:

Ưu tiên sử dụng chính sách "Ngu dân"

Giai đọan đầu, duy trì nền Hán học cũ. 1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp. Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc.

Mục đích:

Hạn chế phát triển giáo dục. Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa” Duy trì thói hư tật xấu.

Chúc bạn học tốt!!!!!!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Nguyễn Bảo Nguyên
Xem chi tiết
Yết Thiên
Xem chi tiết
HuynhNV
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Dũng
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn The Anh
Xem chi tiết
Trần Azure
Xem chi tiết
Bảo Phương :>
Xem chi tiết
Tuấn Tú
Xem chi tiết