Văn bản ngữ văn 9

Tử Vy Hạ

Nghị luận 1000 từ về vấn đề những người có hoàn cảnh khó khăn của địa phương

Mn giúp Vy nha .. thank nhìu ~~

Nguyen
30 tháng 3 2019 lúc 20:02

Về tham dự chương trình Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt Đoàn đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu toàn quốc năm 2017 có 58 học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, học giỏi, các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của 11 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng, miền trên cả nước.

Những vất vả, thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày in dấu trên vóc dáng, gương mặt các em, nhưng sự thiệt thòi ấy không làm mất đi nghị lực sống, quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động. Mỗi hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cũng là mỗi tấm gương về nghị lực vượt khó, vươn lên.

Báo cáo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thành tích trong học tập và rèn luyện, nét mặt và ánh mắt các em bừng sáng quyết tâm và ý chí vươn lên, và có cả nước mắt của niềm xúc động, tự hào.

Em Nguyễn Minh Luân, sinh năm 1994 (thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), giảng viên môn Lịch sử của Trường phổ thông Hermann Gmeiner Bến Tre, kể lại: Gia đình em có ba anh em thì hai người bị khuyết tật, anh trai bị xơ hóa cơ, bản thân Luân bị hỏng mắt trái, mắt phải cận 8 độ bẩm sinh. Gia cảnh khó khăn đã khiến Luân không ít lần nản lòng, thậm chí em đã bỏ dở việc học vào năm lớp 7… Học lớp 9, Luân đoạt giải ba môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, lớp 11 và 12 em đoạt giải ba môn Địa lý trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Được sự quan tâm của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức SOS Bến Tre hỗ trợ học THPT, Nguyễn Minh Luân đã đỗ hai trường, đó là Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật. Tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vào tháng 7-2016, Nguyễn Minh Luân về làm giáo viên dạy Lịch sử của Trường phổ thông Hermann Gmeiner Bến Tre. Luân tâm sự: “Tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời em giống như một phép màu!”.

Vinh dự và tự hào đại diện cho gần 500 nghìn trẻ em của tỉnh Hải Dương được về dự gặp mặt và báo cáo thành tích học tập, em Nguyễn Hồng Minh, học sinh lớp 8B, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã dành tình cảm đặc biệt cho mẹ - người phụ nữ bị liệt cả hai chân từ nhỏ, một mình nuôi bé Minh từng ngày khôn lớn.

Nguyễn Hồng Minh nhiều lần nấc nghẹn trong nước mắt khi kể về tình mẫu tử và sự hy sinh cao cả của người mẹ khuyết tật. Mẹ em đã nhiều lần phải nhịn bữa để nhường cơm cho con, cố gắng bươn chải kiếm tiền mua từng hộp sữa cho đứa con bé bỏng có thêm sức khỏe. Nguyễn Hồng Minh đã đền đáp lại người mẹ bằng thành tích học tập và nỗ lực rèn luyện, lao động. Tám năm liền Minh đạt danh hiệu Học sinh giỏi, giải nhì cuộc thi Olympic lớp 5 cấp tỉnh, giải ba cuộc thi Học sinh giỏi cấp trường ở các môn Ngữ văn (lớp 7), Toán (lớp 8). Nguyễn Hồng Minh đã tham gia cuộc thi “Lãnh đạo trẻ tương lai” cấp tỉnh và được Tỉnh đoàn Hải Dương cấp Giấy chứng nhận.

Vóc dáng bé nhỏ, tật nguyền, nhưng chàng thanh niên 25 tuổi Lê Trường Giang (thị trấn Triệu Sơn, Thanh Hóa) là một tấm gương lớn về nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập, trong cuộc sống. Lê Trường Giang đã tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin (Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) và hiện đang là một lập trình viên tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Quang Anh (Hà Nội). Cuộc sống của Lê Trường Giang bây giờ đã dần ổn định, không phải phụ thuộc vào người khác, và cậu hiện còn có thể phần nào phụ giúp gia đình về kinh tế.

Không chỉ có nghị lực vượt khó, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn còn tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động đội. Nguyễn Minh Luân trong những năm học đại học đã sáng lập và làm chủ nhiệm Câu lạc bộ Giai điệu phương nam chuyên về nghệ thuật Đờn ca tài tử (hiện trực thuộc Nhà văn hóa Sinh viên TP Hồ Chí Minh). Nguyễn Hồng Minh đang là ủy viên Ban Chỉ huy liên đội và là đội viên xuất sắc của Đội tuyên truyền Măng non của Trường THCS Lê Quý Đôn.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ sự cảm phục tinh thần vượt khó vươn lên của các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn để đạt được kết quả tốt học tập, phấn đấu, rèn luyện. Người đứng đầu Nhà nước khẳng định: “Các cháu xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là những bông hoa tươi thắm, góp phần làm cho vườn hoa người tốt, việc tốt của cả nước ngày càng rực rỡ”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trong số 26 triệu trẻ em ở nước ta hiện nay, còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn và hơn 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và sự chung tay góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, Chủ tịch nước mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quan tâm xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em, nhất là trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiên tai, dịch bệnh, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo. Cùng với đó là việc chú trọng xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo hướng đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước ta chủ trương nhất quán luôn luôn quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Tương lai của đất nước thịnh hay suy phần lớn phụ thuộc vào kết quả học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ”.

Món quà của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tận tay các em vào cuối buổi gặp mặt mang theo cả sự kỳ vọng, niềm tin của Đảng, Nhà nước đặt vào thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Chủ tịch nước nhắn nhủ các em thanh, thiếu niên, nhi đồng cả nước dù trong hoàn cảnh nào cũng không để mất nghị lực tự khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập, rèn luyện. Bên cạnh các em còn cả xã hội vẫn luôn quan tâm, chăm sóc, dành cho các em những gì tốt đẹp nhất.

Cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, trong 25 năm qua, hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được hơn 5.500 tỷ đồng, hỗ trợ được hơn 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, giúp mơ ước của nhiều trẻ em thiệt thòi trở thành hiện thực.

Từ năm 2008 đến năm 2016, qua chín lần tổ chức chương trình “Gặp mặt đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt toàn quốc”, đã có 480 trẻ em tại 63 tỉnh, thành phố được Chủ tịch nước gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hảo Đô
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Linh Đan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Jin hit
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Châu
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Trần Hữu Phước
Xem chi tiết