Văn bản ngữ văn 8

Lê Thị Kim Chi

1. Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có sử dụng câu trần thuật và câu phủ định

2. Tại sao VB "chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc.

3. Lí Thái Tổ đã đưa ra những lí lẽ nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là "Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"? Thực tiễn lịch sử gần 100 năm của đất nước có đúng như tiên đoán và khẳng định của tác giả "Chiếu dời đô" không?

Mình cần gấp lắm, cảm ơn trước ạ!

B.Thị Anh Thơ
25 tháng 3 2019 lúc 18:14

C1:

Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)

Câu phủ định:7
Câu trần thuật:1,5,8

C2:

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt, vì:
- Chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họk được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thễ nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.

C3

Trong văn bản : "Chiếu dời đô" - Lý Công Uẩn - có đoạn văn miêu tả THÀNH ĐẠI LA . Tác giả sử dụng rất nhiều dẫn chứng như : nơi đây rất thuận lợi về địa hình; thế đất;sinh vật ; .....Bằng biện pháp liệt kê Lí Công Uẩn muốn tăng sự thuyết phục cho người đọc.Ngoài ra tác giả còn nêu các dẫn chứng về việc tự tiện dời đô dẫn đến : triều đại ngắn ngủi ; trăm họ phải hao tốn ; vạn vật không được thích nghi . Tình cảm cũng là một yếu tố quan trọng bậc nhất vì chỉ có tình cảm mới là con đường để thuyết phục nhanh nhất .Những điều này không chỉ là dự đoán mà còn có thật trong lịch sử nước ta . Đó là một lời tiên đoán rất chính xác và đầy tính thuyết phục . Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mé với nhân dân , có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Xuân Trà
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Mr.Zoom
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
17.Lê Triệu Khang 7A3
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
Anh Dũng
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết