Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)

Nguyễn Trần Duy Thiệu

Nêu hoàn cảnh và nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ

So Yummy
19 tháng 3 2019 lúc 16:39
Hoàn cảnh Ngay từ đầu chiến tranh, chúng ta vẫn chủ trương giải quyết vấn đề Đông Dương bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở Chính phủ Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Nhưng do bản chất ngoan cố và hiếu chiến nên chúng cố tình gây ra chiến tranh xâm lược, buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm vũ khí. Sau 9 năm kháng chiến, chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn về quân sự, về chính trị, ngoại giao. Ngược lại, địch càng ngày càng thất bại, càng lâm vào thế lúng túng bị động. Vì thế, chúng buộc phải nhìn thẳng vào sự thật, phải nói đến hòa bình để thương lượng với ta. Tại Hội nghị ngoại trưởng của 4 nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ỏ Béclin - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tháng 1/1954) thỏa thuận với nhau là sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế gồm 5 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc tại Giơnevơ để bàn về Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Thực hiện thoả ước trên, ngày 26/4/1954, vừa lúc quân ta kết thúc đợt 2 cuộc tiến công quân Pháp ở Điện Biên phủ thì Hội nghị Giơnevơ được triệu tập và khai mạc phiên dầu tiên.


+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ?

- Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như của hai nước Lào và Campuchia trên bán đảo Đông Dương.

- Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ kể từ 0 giờ ngày 21/7/1954 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Riêng ở Việt Nam sẽ lấy vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ sông làm ranh giới quân sự tạm thời. Quân đội liên hiệp Pháp và những người cộng tác với Pháp phải tập kết từ vĩ tuyến 17 trở về Nam, còn quân đội Việt Nam và những người yêu nước kháng chiến ở miền Nam sẽ tập kết từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Sau 2 năm, kể từ ngày ký kết Hiệp định, tức đến ngày 20/7/1956, quân đội Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương để ở Việt Nam sẽ có tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, ở Lào. các lực lượng yêu nước kháng chiến sẽ tập kết về 2 tỉnh sầm Nưa và Phongsali. Ở Campuchia, các lực lượng yêu nước kháng chiến phục viên tại chỗ. Hai bên sẽ có một thời hạn khoảng 300 ngày kể từ ngày ký hiệp định để tập kết, chuyển quán, bàn giao và tiếp quản khu vực.

- Hai bên phải thực hiện việc trao trả hết tù binh và những người dân thường bị bắt trong chiến tranh.

- Hiệp định quy định cấm hai bên không dược có bất cứ hành động nào nhằm trả thù hay giết hại những người đã tửng cộng tác với đối phương trong chiến tranh, cấm các bên không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự chính trị nào, cấm các nước ngoài không được đưa quân đội, vũ khí và phương tiện chiến tranh vào các nước Đông Dương cũng như cấm các nước Đông Dương không được để cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ quân sự để gây lại chiến tranh hoặc phát động những cuộc chiến tranh xâm lược.

- Để đảm bảo cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, hiệp định quy định sẽ thành lập một ủy ban quốc tế gồm có 3 nước Ấn Độ, Canada, Ba Lan, do đại biểu Ấn Độ làm chủ tịch, để giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định.

- Hiệp định ghi rõ: Những người tham gia ký Hiệp định Giơnevơ và những người tiếp tục sự nghiệp của Pháp trước đây đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định này.

- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị cũng nhấn mạnh rằng: Vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ sông chỉ được coi là ranh giới quân sự tạm thời chứ tuyệt nhiên không được coi là biên giới chia cắt lâu dài về lãnh thổ.
Bình luận (0)
Quang Nhân
20 tháng 3 2019 lúc 0:15

Hoàn cảnh:

- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.

-Chính phủ ta đã kí hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21/7/1954.

Nội dung:

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Vi Tran
Xem chi tiết
nguyễn hữu ngọc
Xem chi tiết
Lê Na Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Quế Hân
Xem chi tiết
Hong Tran
Xem chi tiết
Liên Ngọc
Xem chi tiết
Linh Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Vỹ Tân
Xem chi tiết