Viết văn 12

Nguyễn Ngọc Trinh

Viết bài văn cảm nhận của anh chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong tác phảm vợ nhặt-kim lân và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 10:15

Với dạng đề này em có thể triển khai theo hướng:

1. Phân tích vẻ đẹp của từng nhân vật rồi chỉ ra điểm giống, khác nhau.

2. Chỉ ra điểm giống, khác nhau của 2 nhân vật theo luận điểm

Dàn ý:

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Khái quái

- Tác giả tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật

- Khái quát về 2 nhân vật

2. Cụ thể:

a. Giống:

- Cả 2 nhân vật đều là những nhân vật điển hình được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh điển hình.

- Cả 2 nhân vật tuy có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn lại thật đẹp, thật đáng trân trọng.

b. Khác: Mỗi nhân vật lại được nhà văn khắc họa với vẻ đẹp tâm hồn riêng:

b1. Nhân vật Thị trong Vợ nhặt:

Nhân vật Thị có thân hình gầy rộc, ngồi vêu trên cửa hang và khuôn mặt như lưỡi cày, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa. Nạn đói đã tàn phá và hủy hoại tất cả, con người cũng điêu đứng vì nạn đói. Bề ngoài thị có vẻ "chao chát", "chỏng lỏn" nhưng thực chất là người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, lạc quan.

* Trước khi về nhà Tràng:

- Thị ngồi vêu ở cửa kho thóc nhặt hạt rơi hạt vãi để sống qua ngày.

- Ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng. => lòng tốt

- Ăn một chặp hết 4 bát bánh đúc => tự nhiên, chân thật

* Khi theo Tràng về làm vợ:

- Chiều hôm trước:

+ Thị theo Tràng về nhà, bị đám trẻ con trêu -> ngượng nghịu, cúi mặt e thẹn.

+ Thị chứng kiến cảnh nhà Tràng, nén tiếng thở dài, bước vào nhà chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. -> nữ tính

+ Khi nhìn thấy bà cụ Tứ -> lễ phép

- Sáng hôm sau:

+ Dậy sớm quét tước nhà cửa cho gọn gàng -> đảm đang, tháo vát

+ Khi bà cụ Tứ đem chè khoán ra -> điềm nhiên và vào miệng, tránh nhìn nhau để không thấy tủi hờn.

+ Nói chuyện về việc quân ta phá kho thóc cứu đói chứ không cam chịu nữa -> gieo vào lòng mọi người niềm tin

b2. Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa:

Bề ngoài người đàn bà xấu xí thô kệch, thậm chí là thất học mù chữ nhưng tâm hồn lại sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn bà cam chịu, tảo tần vì đàn con thơ. Người đàn bà bao dung trước bạo lực của người chồng lên mình vì hiểu được căn nguyên của nỗi khổ. Sẵn sàng tha thứ cho sự hành hung của hắn lên chị...

* Tâm hồn giàu đức hi sinh và trái tim người mẹ bao la

- Thất học nhưng mang tôn chỉ sống thiêng liêng: Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không được sống vì mình như ở trên mặt đất à Nguồn gốc của mọi bi kịch, đau thương, tự nguyện chấp nhận mọi nỗi đau

- Niềm vui sâu sắc nhất của chị là được nhìn thấy các con ăn no à niềm vui giản dị, thiêng liêng được chắt chiu từ nỗi khổ.

- Đau đớn vì thái độ và hành động bạo lực của con với cha. Chị miệng mếu máo gọi, quỳ xuống “chắp tay vái lấy vái để”, giọt nước mắt nhỏ xuống vì chị cảm thấy có lỗi vì bản thân là nguyên nhân gây tổn thương tâm hồn trẻ thơ của con.

* Tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha

- Cam chịu những cơn tức giận lửa cháy của chồng vì thấu hiểu chồng, hiểu được nguồn gốc của cơn tức giận đó: vì đói nghèo, vì công việc làm ăn, vì gánh nặng và lo toan cuộc sống đã biến một người hiền lành trở nên man rợ.

- Tự nhận phần lỗi về bản thân mình: “giá như tôi đẻ ít đi”

=> Ý thức được nhân phẩm, quyền sống và giá trị con người bị xúc phạm nhưng lại nhận thức được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực à Chừng nào cái đói chưa chấm dứt thì bi kịch và đau khổ vẫn còn. Hiểu điều đó, chị chưa bao giờ trách chồng và cam chịu tất cả.

* Nghị lực cuộc sống và sự thấu hiểu lẽ đời

- Nghị lực thể hiện ở việc

+ Chị chấp nhận, chịu đựng và kìm nén được mọi nỗi đau thể xác và tinh thần

+ Dám vượt qua vẻ lúng túng, sợ sệt bên ngoài ban đầu để kể lại câu chuyện cuộc đời mình (phơi bày cuộc đời mình trước nhiều người không phải là điều mà ai cũng có thể làm được) và thuyết phục Phùng, Đẩu đừng bắt bản thân chị bỏ chồng, khiến hai người “vỡ lẽ” ra những nhận nghịch lí nhưng lại hợp lí trong cuộc sống.

- Bề ngoài thất học nhưng lại rất thấu hiểu lẽ đời:

+ Chị hiểu Phùng và Đẩu gay gắt với chị bởi vì họ có lòng tốt muốn giúp đỡ chị và thương chị.

+ Hiểu được tình trạng tha hóa của con người à Người chồng cũng thực sự là nạn nhân, là một kẻ đáng thương. (Thậm chí là không thể dùng rượu để giải tỏa cảm xúc nên buộc phải đánh vợ).

c. Đánh giá:

- Cả hai nhân vật nữ này đều có những vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại có vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng. Đằng sau vẻ lam lũ, thô kệch là một sự tần tảo, tình mẫu tử và lòng vị tha sâu sắc. Đằng sau vẻ chao chát chỏng lỏn là một người phụ nữ có sự nữ tính, đảm đang. ... Dường như ở họ đều tiềm tàng và mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Điều này thật đáng trân trọng và cảm phục.

- Qua hình tượng nhân vật đã phần nào làm sáng tỏ được tài năng và cái tâm của người cầm bút.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Diệp Lăng
Xem chi tiết
Phương Trần
Xem chi tiết
Lê thị quỳnh như
Xem chi tiết
Lụa Lưu
Xem chi tiết
boinhien tran
Xem chi tiết
Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Jongey Kane
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết
Ngu Thì Chịu
Xem chi tiết