Văn bản ngữ văn 7

Song Hạ

Chỉ ra biện pháp tu từ sau đây
Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm -


Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

giúp mình vs

Thảo Phương
2 tháng 3 2019 lúc 20:09

- Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .

Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.

-Câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” , bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh ‘mỏi” và biện pháp ẩn dụ “ quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong.

=>>>Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.

Bình luận (0)
Miinhhoa
3 tháng 3 2019 lúc 9:21

có 4 biện pháp tu từ : So sánh ,ẩn dụ,hoán dụ và câu hỏi tu từ

- So sánh : Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên / Còn những bí và bầu thì lớn xuống

- Ẩn dụ : " quả xanh non " chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con

- hoán dụ : "Bàn tay mẹ mỏi " : chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ

- câu hỏi tu từ : " Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"

Bình luận (0)
Nguyen
2 tháng 3 2019 lúc 20:16

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .

Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương Anh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Yến Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Thanh Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo
Xem chi tiết
Sơn Lê
Xem chi tiết
Karry
Xem chi tiết