Hướng dẫn soạn bài Sang thu - Hữu Thỉnh

Nguyễn Thị Bình Yên

Lập dàn ý cho đề sau:

Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

*Lưu ý:TB gồm 3 ý:

-Cảm hứng bao trùm toàn bài

-Cảnh vật quê hương

-Nỗi nhớ quê hương

Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 2 2019 lúc 12:58

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
Thân bài:
- Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương:
+ Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới:
+ Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ.
+ Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.
- Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
- Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
28 tháng 2 2019 lúc 1:06

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
Thân bài:
- Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương:
+ Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới:
+ Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ.
+ Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.
- Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
- Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
28 tháng 2 2019 lúc 1:06

1. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc).
- Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.

2. Thân bài
1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
- Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông...)

2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
- “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chi triều mến “mở nước ôm tôi”.

- Các định ngữ “quê hương", tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước.

.Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam

- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực.... hai tiếng miền Nam”.

- Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết... của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.

- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh đòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).

- Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trỏ lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”...)

3. Kết bài
- Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
- Liên hệ bản thân: Nếu quê hương cm cũng có dòng sông thì chăc chắn em cũng có thể nói lên những kỉ niệm dạt dào.

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 2 2019 lúc 12:46

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả , tác phẩm :Quê hương là bài tiếng nổi tiếng của nhà thơ Tế Hanh

- Khái quát nội dung tác phẩm: bài thơ thể hiện tình quê hương sâu đậm của tác giả - một người con xa quê.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Bức tranh làng quê miền biển và cảnh lao động của người dân chài

* Bức tranh làng quê miền biển:

+ Lời giới thiệu: “vốn làm nghề chài lưới” ⇒ làng nghề đánh cá truyền thống

+ Vị trí: sát ngay bờ biển, “nước bao vây”

⇒ Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, không rườm rà, hoa mỹ.

* Cảnh lao động của người dân làng chài:

- Cảnh đánh bắt cá trên biển:

+ Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi.

+ Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”

+ Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.

⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.

- Cảnh con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển

+ Người dân: tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt

+ Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài.

+ Hình ảnh con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.

⇒ Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.

Luận điểm 2: Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương của mình

- Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồn vôi”, “con thuyền rẽ song”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.

- Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người ⇒ hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

- Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.

- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo.

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị : Với những đặc sắc nghệ thuật bài thơ “Quê hương” không chỉ là thành công lớn trong sự nghiệp thơ Tế Hanh mà còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi lòng sâu sắc, cảm động của tác giả đối với quê hương của mình.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Etermintrude💫
Xem chi tiết
Etermintrude💫
Xem chi tiết
itsmehere
Xem chi tiết