Văn bản ngữ văn 9

Bích Thủy

Lập dàn ý đạo lí uống nước nhớ nguồn

Thảo Phương
27 tháng 2 2019 lúc 12:37

1) Mở bài:
Từ xưa tới nay lòng biết ơn đối với những người làm nên thành quả luôn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Để nhắn nhủ điều đó, cha ông ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ:
Uống nước nhớ nguồn
2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:
+ Khi uống dòng nước mát lành, chúng ta phải nhớ đến cội nguồn dòng chảy.
+ Mang ý nghĩa sâu: "uống nước" là được hưởng thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần do người đi trước để lại. "Nguồn" là những người làm ra thành quả. "Nhớ nguồn" là biết nâng niu, trân trọng, biết ơn những người làm ra thành quả.
=> Câu tục ngữ khẳng định khi dduyowcj hưởng thành quả, chúng ta phải biết traahn trọng, nhớ ơn đến những người tạo ra thành quả. Câu tục ngữ nhắn: cong người cần có lòng biết ơn.
-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn?

Biết ơn thế ơn thế hệ đi trước là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được các thế hệ đi sau kế thừa, phát huy. Là lối sống đẹp, đánh giá chuẩn mực đạo đức con người. Thành quả được hưởng không phải tự nhiên mà có. Thàng quả có được là nhờ sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước.( Dẫn dắt anh hùng liệt sĩ, cha mẹ, thầy cô,..) Con người có lòng biết ơn sẽ xây dựng một mối qua hệ tốt đẹp, xa hội văn minh,.. Không có lòng biết ơn, con người sẽ dễ lãng quên, thờ ơ, lạnh nhạt, nong ơn bội nghĩa,...

+ Chứng minh: Cuộc ống cho thấy con người VN luôn thể hiện long biết ơn:

Mọi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên- tưởng nhớ đến người đã khuất,... Đều xây dựng nghĩa trang liệt sĩ,.. Kỷ niệm ngày 27/7, 20/11,..

- Lđ : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lỗi sống đẹp,..
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt,...
-Lđ: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

Sống cần có lòng biết ơn đến thế hệ đi trước,.. Sống luôn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng những thành quả đang được hưởng,.. Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,.. Là học sinh sống cần có lòng biết ơn,..

3) Kết bài:
-Biết ơn là một lẽ sống đẹp, là thước đo để đánh giá phẩm chất mỗi người,..
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, trân trọng , nâng niu ,..thành của của các thế hệ đi trước

Bình luận (0)
Duyên Kuti
27 tháng 2 2019 lúc 5:31

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

-Uống nước: thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

-Nguồn: chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

-Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn?

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn"?

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Phúc Sơn Nguyễn Đặng
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thik LMHT
Xem chi tiết
pham my thu
Xem chi tiết