Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

b. ong bong

Những thông tin về nhà văn Minh Huệ

Nguyễn Thành Trương
17 tháng 2 2019 lúc 19:32

Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Minh Huệ mất ngày 11 tháng 10 năm 2003.

Các tác phẩm của ông là:

Dòng máu Việt Hoa (1954) Tiếng hát quê hương (1959) Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962) Đất chiến hào (1970) Mùa xanh đến (1972) Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979) Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981) Đêm nay Bác không ngủ (1976). Bài thơ đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đêm nay Bác không ngủ miêu tả khi mọi người ngủ ở túp lều tranh. Phút bi kịch cuối cùng (1990) Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)

Minh Huệ được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970)

Bình luận (1)
Quỳnh Hương Trần
17 tháng 2 2019 lúc 19:14

Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927,mất ngày 11 tháng 10 năm 2003, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Nam từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Các tác phẩm của ông là:

Dòng máu Việt Hoa (1954) Tiếng hát quê hương (1959) Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962) Đất chiến hào (1970) Mùa xanh đến (1972) Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979) Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981) Đêm nay Bác không ngủ (1976). Bài thơ đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đêm nay Bác không ngủ miêu tả khi mọi người ngủ ở túp lều tranh. Phút bi kịch cuối cùng (1990) Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992) Minh Huệ được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).
Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Kiều Oanh
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Minh Đạt Trần
Xem chi tiết
Võ Hương Thơm
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết