Sinh vật và Môi trường - Chương I. Sinh vật và môi trường

do van duy

1.Các cá thể trong 1 quần thể có những mối quan hệ nào?Lấy vd minh họa?Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đã jup quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

2.Thế nào là cân bằng sinh học?Cho VD về cân bằng sinh học?

minh nguyet
15 tháng 2 2019 lúc 20:36

Câu 1:

Các cá thể trong quần thể có các mối quan hệ :

- Quan hệ hỗ trợ : sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.

Ví dụ : Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

- Quan hệ cạnh tranh : quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

Ví dụ : Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Câu 2:

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường Ví dụ: khi số lượng sâu tăng => số lượng chim sâu tăng => số lượng sâu giảm
Bình luận (0)
Kiêm Hùng
15 tháng 2 2019 lúc 20:55

1. Gồm các quan hệ:

- Quan hệ hỗ trợ: ví dụ: Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

- Quan hệ cạnh tranh: ví dụ: Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ

- Nói vậy vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

2.

+ Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường

+ Ví dụ: khi số lượng sâu tăng → số lượng chim sâu tăng → số lượng sâu giảm

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
16 tháng 2 2019 lúc 11:15

1/

Gồm các quan hệ:

- Quan hệ hỗ trợ: ví dụ: Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

- Quan hệ cạnh tranh: ví dụ: Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ

- Nói vậy vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

2/- Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường

- Ví dụ: khi số lượng sâu tăng → số lượng chim sâu tăng → số lượng sâu giảm

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Bách
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Bách
Xem chi tiết
hoàng thiên
Xem chi tiết
Bùi Minh Quyên
Xem chi tiết
Kuroko Tetsuya
Xem chi tiết
Đỗ Khánh My
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lan
Xem chi tiết
Trần Ngọc Mai
Xem chi tiết