Ôn tập lịch sử lớp 6

Lê Thị Thu Phương

Tình hình kinh tế nc ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có j thay đổi?

a, Nông nghiệp

......................................................................................................................

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

........................................................................................................................

b, Thủ công nghiệp và buôn bán

.......................................................................................................................

....................................................................................................................

......................................................................................................................

đặng tuấn đức
14 tháng 2 2019 lúc 20:22

a) Về nông nghiệp

- Từ thế kỉ I ở Giao Châu người ta đã biết dùng trâu, bò để cày bừa.

- Đã có đề phòng thủ.

- Trồng lúa 2 vụ trên 1 năm

b) Về công nghiệp

- Nghề rèn sắt, làm gốm, tráng men và trang trí trên gốm phát triển.

- Nghề dệt vải phát triển.

c) Về thương nghiệp

- Chợ làng, chợ lớn xuất hiện ở Luy Lâu, Long Biên.

- Một số thường nhân đã đến buôn bán.

- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương.

Làm cái này đầy đủ hơn bn ạ .

Bình luận (0)
Flash Dora
14 tháng 2 2019 lúc 20:42

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI là:

a, Nông Nghiệp:

- Biết dùng trâu bò kéo cày. Biết trồng hai vụ lúa một năm.

- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt.

- Trồng đủ các loại cây với kỹ thuật cao.

b, Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+Thủ công nghiệp:

- Nghề rèn sắt vẫn phát triển.

- Nghề làm gốm có tráng men.

- Nghề dệt loại vải bằng tơ sảm phẩm phong phú.

+Thương Nghiệp:

- Xuất hiện các chợ Long Biên, Luy Lâu.

- Có người Trung Quốc, Ấn Độ đến buôn bán.

- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương.

Chúc bn học tốt!!!!!!!!!!^^

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Trâm
16 tháng 2 2019 lúc 19:59

-Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi là :

- Nông nghiệp : Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

- Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

- Thủ công nghiệp và buôn bán : Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

- Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

- Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Phương Thủy
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Minh
Xem chi tiết
Chung Diem Ngoc Ha
Xem chi tiết