Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Đỗ Nguyễn Gia Nghi

Chứng minh rằng nhận dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

Giúp mình với các bạn ơiii..

Mặc Chinh Vũ
14 tháng 2 2019 lúc 18:22

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
14 tháng 2 2019 lúc 18:54

Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ giúp ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây trái xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm muốn và hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây, kẻ đã bỏ ra biết bao công sức để chăm sóc? Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng hơn nhiều. Quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Ý nghĩa khuyên thật sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ.

Câu tục ngữ là một lời nhắn nhủ về đạo lí đối với chúng ta. Mọi vật không tự nhiên mà hiện hữu trên cõi đời này. Chúng ta có mặt trên cõi đời này là, do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Theo thời gian ta lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước quanh ta? Đó chính là thầy cô, người đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút, ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khác là ăn quả. Bát cơm ta cầm trên tay do dâu mà có? Đó chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là quả của những người dệt vải, in bông. Cuốn sách, tập vở ta đang học là kết quả của người làm ra giấy, sắp chữ in, của những nhà phát minh, những nhà khoa học. Ta làm sao có thể kể hết cho những quả trên đời này do những bàn tay lao động cần cù. Không những về vật chất mà về tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao nhiêu người. Một cuốn phim ta xem là do công sức của bao diễn viên, đạo diễn, nhà quay phim, những người phục vụ cho trường quay. Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động của các văn nghệ sĩ với khối óc tràn đầy những cảm hứng sáng tạo và sự hiểu biết, cảm thụ cuộc sống một cách tinh tế.

Hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương ra để mở mang, xây dựng, bảo vệ một đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiểm hách của ông cha ta, những tấm gương sáng chói của bao thế hệ anh hùng đã ngã xuống cho dân tộc Việt Nam được sống hòa bình ấm no hạnh phúc, các em thiếu nhi vui chơi, nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng. Nhưng không chỉ biết ơn kẻ trồng cây là nhớ bằng lí thuyết, mà phải bằng hành động cụ thể với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn người trồng cây, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám… Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, đúc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay ngày thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm.
Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 2 2019 lúc 19:42

Tham khảo:

Trải qua bốn ngàn năm văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học kinh nghiệm có giá trị về cuộc sống. Trong những bài học ấy, cha ông luôn nhắn nhủ thế hệ mai sau phải giữ trọn đạo đức, nghĩa tình, thủy chung, son sắt. Đó là truyền thống tốt đẹp được củ thể bằng nhưng câu tục ngữ quen thuộc, đời thường: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .

Thật vậy, nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn xem trọng sự thủy chung và nghĩa tình trong cách sống. Hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được ông bà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo và khuyên răn con cháu.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nếu hiểu theo nghĩa đen chính là khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống.

Cũng tương tự như câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” cũng gián tiếp ám chỉ con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống.

Trên mảnh đấy hình chữ S này, đã có biết bao máu xương của biết bao thế hệ anh hùng ngã xuống hiến dâng tuổi thanh xuân cho màu xanh hòa bình tươi đẹp. Đó là những vị vua Hùng dày công gây dựng đất nước từ thuở Văn Lang, Âu Lạc, là những chiến sĩ vô danh ngã xuống trong trận chiến với quân đội Trung Hoa trên dòng sông Bạch Đằng, là những anh hùng từ bỏ quê hương lên đường ra trận, giải phóng đất nước khỏi sự nô dịch của đế quốc thực dân… Làm sao kể hết được những anh hùng như thế, làm sao kể hết được những công lao to lớn ấy.

Lời Bác dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước” đã in hằn vào trái tim của tất cả mọi người. Nên mỗi dịp Quốc giỗ Hùng Vương, con dân trăm họ đều đổ về Phú Thọ nơi đất Tổ linh thiêng, trước là tạ ơn sau là khẳng định tinh thần nồng nàn nước:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Xã hội ngày nay đã không ngừng tiếp thu và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy. Những đó hoa tươi thắm cùng những lời chúc từ đáy lòng gửi tặng đến thầy cô giáo nhân dịp 20/11 chính là biểu hiện rõ ràng cho lòng biết ơn vô hạn mà học sinh dành cho những người lái đó cần mẫn. Những món quà động viên, lời hỏi thăm chân tình gửi đến gia đình chính sách, gia đình mẹ Việt nam Anh hùng trong các dịp 27/7, 22/12 chính là sự biết ơn chân thành mà xã hội gửi đến những anh hùng, liệt sĩ.

Sự biết ơn đó còn được thể hiện trong tình cảm gia đình. Con cháu quý trọng công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Anh chị em trong gia đình biết trân trọng, quý mến và yêu thương nhau. Không chỉ vậy, ta còn cần phải biết quý trọng công lao của những người dân lao động:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo dai một hạt, đắng cay muôn phần”

Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người.

Hai câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại cô đúc, kết tinh bài học quan trọng về đạo lí làm người. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
đỗ thiện nhân
Xem chi tiết
Ỉn Con
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhiên
Xem chi tiết
tran Em
Xem chi tiết
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Đào Ngọc Quý
Xem chi tiết
trần văn quyết
Xem chi tiết
dtdoan976 dtdoan976
Xem chi tiết
Nguyễn  Vũ phong
Xem chi tiết