Văn bản ngữ văn 8

Lý Dịch Phong

vẻ đẹp của các nhân vật chị Dậu , bé Hồng, Lão Hạc. ông Giáo

Đạt Trần
1 tháng 2 2019 lúc 20:19

Nhân vật Bé Hồng:

- Tầm quan trọng của tình mẫu tử, rất yêu mẹ

.- Tình cảm thiêng liêng giữa bố mẹ và con cái rất quan trọng. Tình cảm ấy không phải ai cũng có -> cần trân trọng tình cảm ấy khi còn có thể.

=> Hãy yêu thương khi còn có thể.

Nhân vật Lão Hạc:

- Dù trong hoàn cảnh nghèo đói, túng quẫn chúng ta cần giữ vững lập trường là một con người có phẩm chất cao quý.- Không vì nghèo đói, khó khăn mà đi vào con đường tội lỗi.=> Cần vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Nhân vật Chị Dậu:

- Nghèo khó, khổ cực đến mấy cũng cần đứng lên đòi lại công lí cho chính mình.Tự tin, dám đương đầu trước mọi thử thách trong cuộc sống.

Nhân vật ông giáo:
-Ham học hỏi, yêu thương gia đình, biết nhận xét mọi việc 1 cách thấu đáo

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 2 2019 lúc 21:15

Nhân vật C Dậu

Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình cho người lao động trước CM T8.Chị yêu thương chồng con, luôn tìm cách cứu chồng khỏi tai họa. Chị đảm đang tháo vát, một mình chị thay chồng làm trụ cột gia đình. Chị thông minh sắc xảo, tỉnh táo cãi lý.Chị dũng cảm đáu tranh tuy chỉ là tự phát. Qua các chi tiết ấy, độc giả thêm cảm phục người phụ nữ nhân hậu, trong sạch mà có bản lĩnh phi thường.Trong truyện chị Dậu hiện lên rất sống động cá biệt, ko theo khuôn mẫu.Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách chân thực ng lao động với thái đọ thông cảm chia sẻ. Ta phải đứng về phía họ, trân trọng vẻ đựp của họ, nhìn họ bằng con mắt của tình yêu thương.Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảh điển hình.

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
1 tháng 2 2019 lúc 21:40

* Chị Dậu:

Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình cho người lao động trước CM T8.Chị yêu thương chồng con, luôn tìm cách cứu chồng khỏi tai họa. Chị đảm đang tháo vát, một mình chị thay chồng làm trụ cột gia đình. Chị thông minh sắc xảo, tỉnh táo cãi lý.Chị dũng cảm đáu tranh tuy chỉ là tự phát. Qua các chi tiết ấy, độc giả thêm cảm phục người phụ nữ nhân hậu, trong sạch mà có bản lĩnh phi thường.Trong truyện chị Dậu hiện lên rất sống động cá biệt, ko theo khuôn mẫu.Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách chân thực ng lao động với thái đọ thông cảm chia sẻ. Ta phải đứng về phía họ, trân trọng vẻ đựp của họ, nhìn họ bằng con mắt của tình yêu thương.Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảh điển hình.

* Bé Hồng:

Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sống bơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở, phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn... tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo... hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường

* Lão Hạc:

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muốn phiền lụy đến ai

* Ông giáo:

Ông sống gần gũi, thân tình với lão Hạc, được lão Hạc trân trọng và tin tưởng. Trong mối quan hệ với lão Hạc nhân vật chính của truyện thì ông giáo là người biết thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc, xót xa với lão Hạc. Điều ấy được Nam Cao khắc hoạ tài tình qua nhiều chi tiết. Lão Hạc thường qua nhà ông giáo chơi, trò chuyện : sẻ chia giãi bày mọi chuyện trong nhà những băn khoăn nỗi niềm tâm trạng về cậu con trai, con chó Vàng, những khó khăn tring cuộc sống nỗi niềm nhớ thương con, những tính toán sane xuất rồi việc nhà,... Ông giáo đều nghe, thấu hiểu và thương cho từng hoàn cảnh của Lão Hạc bởi vậy mà ông luôn chăm chú nghe và thâm tâm luôn trào niềm thương cảm.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
2 tháng 2 2019 lúc 7:48

*Nhân vật chị Dậu:

Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình cho người lao động trước Cách mạng tháng 8.Chị yêu thương chồng con, luôn tìm cách cứu chồng khỏi tai họa. Chị đảm đang tháo vát, một mình chị thay chồng làm trụ cột gia đình. Chị thông minh sắc xảo, tỉnh táo cãi lý.Chị dũng cảm đáu tranh tuy chỉ là tự phát. Qua các chi tiết ấy, độc giả thêm cảm phục người phụ nữ nhân hậu, trong sạch mà có bản lĩnh phi thường.Trong truyện chị Dậu hiện lên rất sống động cá biệt, ko theo khuôn mẫu.Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách chân thực ng lao động với thái đọ thông cảm chia sẻ. Ta phải đứng về phía họ, trân trọng vẻ đựp của họ, nhìn họ bằng con mắt của tình yêu thương.Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảh điển hình.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
5 tháng 10 2019 lúc 16:11

*Chị Dậu:Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

*Bé Hồng:Nguyên Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến. cậu sống trong sự ghẻ lạnh của họ nội và độc nhất là người cô
người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của nguyên hồngnhưng không nguyên hồng vẫn luôn tin vào mẹ của mình và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.nó đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiet mà người cô dặt ra.tình yêu đói với mẹ đã làm nguyên hồng vượt qua tất cả sưởi ấm tâm hồn và trái tim Nguyên Hồng.

*Lão Hạc:Bạn có thể đưa những ý sau vào bài viết:
-Qua văn bản lão hạc mỗi chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến của lão,lão thà ăn bả chó,kết thúc cuộc sống của mình để giành lấy sự sống cho con trai lão.Dấu chấm kết thúc cuộc đời lão là bước mở đầu cho con trai lão
-Lão hạc mang những vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội cũ:giàu lòng tự trọng ,lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình.Lão không muốn làm phiền xóm làng
-Lão có tình yêu thương với cậu vàng-kỉ vật duy nhất mà cậu con trai để lại cho lão trước khi đi làm ở đồn điền cao su.Lão yêu thương nó như con của mình,gọi nó bằng"cậu vàng ",lão ăn gì cậu ăn nấy.Lão chọn cách chết ăn bả chó cũng có liên quan tới cậu vàng vì lão cho rằng mình đã lừa 1 con chó ,cái chết của lão như sự chuộc lỗi với cậu vàng
-Văn bản lão hạc lên án bộ mặt xủa xã hội đương thời ,tố cáo cái ác và lên tiếng thể hiện tấm lòng của người nông dân với bao nét đẹp.Qua đó ta đồng cảm với người nông dân và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống hiện tại

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Sona Trần
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
thu trang
Xem chi tiết
thu trang
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
Kim Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết