Bài 42. Vệ sinh da

Yuki Nguyễn

Viết bài thuyết trình ngắn nêu nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống của bện tay, chân, miệng.

Help Me!!!

Nguyễn Minh Tuấn
27 tháng 1 2019 lúc 21:06

Nguyên nhân

Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay có hơn 100 bệnh nhi tay-chân-miệng điều trị tại khoa. Trung bình ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện. Bố mẹ nên biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh để có cách phòng tránh bệnh, cũng như cách chăm sóc cho bé.

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính. 2 virut gây bệnh chính là Coxsackievirut A16 và Enteroviruts 71. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Có 3 con đường lây truyền bệnh chủ yếu:

Thứ nhất, trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.

Thứ hai, do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

Thứ ba, lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên thành mùa là từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường ở trẻ dưới 10 tuổi là chủ yếu. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp phòng tránh bệnh tay-chân-miệng cho trẻ

Rửa tay bằng xà phòng biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em. Ảnh Sức khỏe và đời sống

Hiện nay chưa có vắc-xin để phòng bệnh tay-chân-miệng. Vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Tránh tiếp xúc: Với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng và không đến những nơi có mầm bệnh, đặc biệt những vùng có nguy cơ phát triển thành dịch.

Làm sạch môi trường: Xung quanh như đồ chơi, nhà cửa.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch.

Theo dõi phát hiện sớm: Để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp biến chứng có thể xảy ra

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lữ Lâm Nhàn
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
ℍ𝕠̣𝕔 𝔻𝕠̂́𝕥
Xem chi tiết
huế nguyễn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Chu Hoàng Trung
Xem chi tiết
Người không tên
Xem chi tiết