Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Quỳnh Anh

Ý nghĩa của hội thề Đông Quan

Thảo Phương
17 tháng 1 2019 lúc 19:50

Hội thề Đông Quan - dấu ấn vẻ vang của dân tộc Việt đầu thế kỷ XV.Hội thề Đông Quan - một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta, thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 1424, Lê Lợi từ đại bản doanh Bồ Đề vào thành Đông Đô chính thức lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được khôi phục.

Bình luận (0)
Võ Bảo Vân
17 tháng 1 2019 lúc 17:48

Ý nghĩa của hội thề Đông Quan:

Ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã diễn ra, gọi là hội thề Đông Quan, đây là một hình thức định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức, theo đó buộc quân Minh tuyên thệ rút hết về nước sau thất bại nặng ở trận Tốt Động-Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11, 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427).

Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông tổng tư lệnh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân. Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được trở về quê hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Manh Nguyen
Xem chi tiết
Họ Và Tên
Xem chi tiết
Đoan Chiêu
Xem chi tiết
Hà Vy Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
Xem chi tiết
Ngô Thanh Dương
Xem chi tiết
Mẫn Trương
Xem chi tiết
Amii
Xem chi tiết
duyên
Xem chi tiết