Hướng dẫn soạn bài Khi con tu hú - Tố Hữu

quynh nhu nguyen

lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về cách làm phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích

minh nguyet
16 tháng 1 2019 lúc 17:07

Cách làm cái nón:

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 1 2019 lúc 17:11
Phần I. Mở bài:

Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. Ở phần mở bài chúng ta nên viết ngắn khoảng 100 từ, làm bật lên lợi ích của đối tượng thuyết minh.

Ví dụ như: “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Phần II. Thân bài:

Phần thân bài thuyết minh về bút bi cần trình bày rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với cấu tạo, các loại bút cùng với những ưu điểm và hạn chế của bút bi đều cần được trình bày rõ ràng nhất.

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

-Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

Phần III. Kết bài:

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Thời Sênh
16 tháng 1 2019 lúc 17:41

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

Bình luận (12)
Trần Nguyễn Đinh Phong
16 tháng 1 2019 lúc 17:53

Hướng dẫn lập dàn ý: Để thuyết minh cho bài viết này cần chú ý trình bày được cấu tạo, tác dụng, cách bảo quản của kính đeo mắt. Dựa trên sự quan sát những đặc điểm hình thức bên ngoài về hình dáng; màu sắc; chất liệu; chủng loại; cách bảo quản; tác dụng… của từng loại kính sẽ cho ta những khám phá đầy đủ.

Cần dự kiến về phương pháp thuyết minh cho phù hợp với nội dung bài viết, có thể dùng phương pháp định nghĩa, giải thích, so sánh, dùng số liệu, nêu ví dụ.

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kính đeo mắt.

Thân bài

– Hình dáng: mắt kính, gọng kính.

– Màu sắc: trắng, nâu, xám, đen.

– Chất liệu: mi-ca, nhựa, sắt..

– Chủng loại: kính râm, kính lão, kính cận.

– Cách bảo quản: Đựng trong hộp, tránh cọ sát làm xây xước.

– Công dụng: dùng chắn bụi, giúp nhìn rõ chữ, làm đồ trang sức.

Kết bài

Kính đeo mắt là một vật dụng hữu ích cho con người, nhờ nó mà đôi mắt chúng ta được bảo vệ tốt hơn tránh khỏi các xâm hại từ bên ngoài.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

Hướng dẫn lập dàn ý: Để làm tốt đề bài này cần chú ý trình bày cấu tạo của chiếc bút bi, tác dụng của bút dùng để làm gì, cách bảo quản và giữ gìn chiếc bút. Ngoài ra có thể thuyết minh kĩ các bộ phận dựa vào những kiến thức từ thực tiễn mà bản thân em nhìn thấy được, cần có phương pháp thuyết minh phù hợp như: định nghĩa, giải thích, so sánh, nêu ví dụ, dùng số liệu…

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh Chiếc bút bi.

Thân bài

– Hình dáng: Dáng chung của chiếc bút, thân bút, nắp bút, đầu bút, ruột bút.

– Màu sắc: màu sắc từng phần của chiếc bút.

– Cấu tạo của từng bộ phận: nắp bút, thân bút, đầu bút, ruột bút.

– Cách bảo quản: phải đậy nắp, dùng nhẹ tay không ấn mạnh, để nơi khô ráo thoáng mát.

– Công dụng: Dùng trong nhà trường, trong văn phòng các cơ quan.

Kết bài

Bút bi là loại bút thông dụng cho tất cả mọi người, nó được dùng trong các trường hợp khác nhau rất tiện lợi.

Bình luận (0)
vo le trinh
17 tháng 1 2019 lúc 15:46

Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu

a, Nguyên liệu:

+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

b, Cách thực hiện

Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Kam Art
Xem chi tiết
trần thị thảo mai
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Lan Beri
Xem chi tiết
Đặng Trangg
Xem chi tiết