Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu

Clothilde Beauvais

Hãy phân tích hình tượng các bô lão và khách?

Cảm ơn mọi người đã giúp em!Em sắp kiểm tra rồi ạ!

Thời Sênh
14 tháng 1 2019 lúc 17:39

Khách

Mở bài

- Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời cua bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.

Thân bài

– Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.

+ Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

+ Hoài bảo lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”.

– Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:

+ Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.

+ Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằngà hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt

+ Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu”.

+ Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.

=> Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước òng ôn còn ghi bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.

– Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng,gợi cảm.

Kết bài

- Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nướ và niềm tự hào dân tộc, tự hào vè truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyên thống dan tộc của tác giả.

Bô lão

Phân tích nhân vật bô lão
-Nhân vật bô lão ở đây có thể là người dân địa phương hoặc là những nhân vật hư cấu
- xét về các chiến công trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão
> quân đội nhà Trần : oai hùng, mang khí thế mạnh mẽ, sẵn sàng xông trân
> bọn giặc: kiêu căng, huênh hoang, mang dã tâm cướp nước ta nhưng đã thất bại thảm hại.
- qua lời bình các bô lão ta thấy yếu tố con người rất quan trọng trong việc tạo nên cuộc chiến thắng. mượn một số điển tích điển cô trong lịch sử để ca ngợi chiến công của quân ta
" đây là nơi chiến địa buổi..........
cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng thao......"
- ca ngợi trần quốc tuấn có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Lời ca của các bô lão như bản tuyên ngôi chân lý
" những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh"

Bình luận (0)
Đạt Trần
14 tháng 1 2019 lúc 19:07

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:

Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 1 2019 lúc 19:30

a. Mở bài

+Giới thiệu tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

+Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng

b. Thân bài

*Khái quát chung

+Thể loại: Tác phẩm làm theo thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ - khách để thể hiện nội dung. Phú cổ thể có vần, không nhất thiết có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ.

+Cảm hứng sáng tác: Bài phú được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng khi tác giả là trọng thần của nhà Trần, lúc vương triều đang có biểu hiện suy thoái, có dịp du ngoạn Bạch Đằng - một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng - di tích lịch sử lừng danh. Tác giả vừa tự hào, vừa hoài niệm nhớ tiếc anh hùng xưa.

+Chủ đề: Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc - tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò và vị trí con người.

*Nội dung

-Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.

+Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ đề thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

+Hoài bảo lớn lao: "Nơi có ... chẳng biết"; "Đầm Vân Mộng chứa ......vẫn còn tha thiết".

+Tráng chí của khách được gợi lên qua hoài bảo lớn lao:

++Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.

++Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều,sông Bạch Đằng hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt

-Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng "Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu" Song cũng ảm đạm, hắt hiu "bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô".

-Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng "nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu", tự hào với bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.

*Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng, gợi cảm.

c. Kết bài

+Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về hình tượng nhân vật Khách

+Mở rộng vấn đề bằng những cảm nhận, liên tưởng của cá nhân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Diễm Lê
Xem chi tiết
Thỏ Kookie
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
phạm xuân trung
Xem chi tiết
Nhok
Xem chi tiết