Di truyền và biến dị - Chương IV. Biến dị

Min T<>T

Phân biệt biến dị di truyền và bd k di truyền

Thời Sênh
13 tháng 1 2019 lúc 20:52

1.Biến dị di truyền:
a Nguyên nhân:
Do sự thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng của vật chất di truyền (gen, ADN, NST) nên có thể di truyền được cho các thế hệ sau.
b.Cơ chế:
do tác động của các tác nhân gây đột biến làm phá vỡ cấu trúc của ADN, NST hoặc gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN, NST trong quá trình phân bào hoặc do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh.
c. Hậu quả:
Đa số biến dị di truyền đều có hại như (đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST) nhưng cũng có một số ít có lợi.
d. Ý nghĩa
là nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hóa và chọn giống. là cơ sở khoa học để giải thích tính đa dạng và phong phú của thế giới sinh vật.
Biến dị không di truyền:
a. Nguyên nhân:
do sự tác động của các yếu tố từ điều kiện ngoại cảnh làm thay đổi mức phản ứng của kiểu gen mà không có sự thay đổi về cấu trúc và sô lượng của vật chất di truyền nên không thể di truyền được
b. Cơ chế:
Phát sinh trong đời cá thể, khi điều kiện môi trường thay đổi đã làm thay đổi mức phản ứng của kiểu gen nên kiểu hình cũng biến đổi theo một cách tạm thời
c. Hậu quả
biến dị không di truyền không gây hậu quả sấu nào cho cơ thể sinh vật
d. Ý nghĩa:
đảm bảo sự thích nghi của cơ thể sinh vật trước sự thay đổi liên tục của các điều kiện môi trường sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bích Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Bùi Minh Khang
Xem chi tiết
Doraemon
Xem chi tiết
diem pham
Xem chi tiết
Hung Cung Li
Xem chi tiết
Dbgdygchh
Xem chi tiết
Uyên Vy Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
diem pham
Xem chi tiết