Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

Minatoshi Natzu

Viết bài văn phân tích toàn bộ bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Thảo Phương
12 tháng 1 2019 lúc 9:06

1. Mở bài:

Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ ba bài được Giải nhất của báo Văn Nghệ 1969. Tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm; niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

2. Thân bài:

* Phân tích:

+ Hình ảnh của những chiếc xe không kính.

– Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết. Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh:

Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

+ Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính.

– Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

– Cội nguồn của sức mạnh chính là tư tưởng, tình cảm. Tất cả vì miền Nam ruột thịt, là chân lí “Không có gì quýhơn độc lập, tự do”.

– Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe. Bụi kệ bụi, mưa kệ mưa, vẫn phì phèo châm điếu thuốc, Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha… Áo quần ướt sũng. Hình ảnh những người lính trẻ lạc quan, dũng cảm hiện lên rất đáng yêu.

– Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:

Những chiếc xe từ trong bom rơi,
Đã về đây họp thành tiểu đội,
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới,
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi…

Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần: Lại đi, lại đitrời xanh thêm.

– Trong đoạn kết, chất hiện thực và chất trữ tình hòa quyện vào nhau, tạo nên một hình tượng thơ tuyệt đẹp:

Không có kính, rồi xe không đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

– Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.

3. Kết bài:

Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là tác phẩm đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm mến yêu và cảm phục chân thành. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu cảm xúc. Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh cứu nước đau thương mà oan liệt vừa qua.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
37- Tuấn Vũ
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
đìn hòn
Xem chi tiết
đìn hòn
Xem chi tiết
Phong Nguyệt
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Phạm Công Duy Quyền
Xem chi tiết
PTTD
Xem chi tiết
Chibi Sieu Quay
Xem chi tiết
_stalist_
Xem chi tiết