Tập làm văn lớp 7

Lâm Hàn Thiên Phong

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ ở khổ thơ sau :

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

( Trích " Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật )

Giúp vs Trần Thị Hà My ,Thảo Phương

Đạt Trần
10 tháng 1 2019 lúc 10:51

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư.

Riêng tư phải gác lại, thương nhớ phải xua đi, thực ra không phải nhờ “cái nhành cây” hay “cái gạt nước” mà chính là nhờ nơi cái tầm cao mới trong bản lĩnh, trong trách nhiệm, trong lương tâm của tuổi trẻ Cách mạng. Cái tuổi trẻ vì đất nước bị xâm lăng nên thấy “đường ra trận... đẹp lắm”, thấy “Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến. Như tình yêu nối lời vô tận”... (Trích theo lời của ca khúc).

Tuy nhiên, chính nhờ cách thể hiện cái bản lĩnh ấy, cái trách nhiệm ấy, cái lương tâm ấy... thông qua những động tác gần như hoàn toàn máy móc của cái gạt nước, gần như hoàn toàn vô tri của cái nhành cây mà Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây đã đi thẳng được vào khung trời mỹ cảm của quảng đại công chúng ca nhạc. Nghệ thuật là như thế!

Bình luận (1)
Miinhhoa
10 tháng 1 2019 lúc 12:20

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

Những câu thớ trên được trích trong bài thơ "Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây" của tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả cuộc chia tay và nỗi nhớ nhung da diết của người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong qua những ngôn từ đặc sắc.

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình.Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước

Bình luận (1)
Đạt Trần
10 tháng 1 2019 lúc 10:50

Đoạn thơ phối hợp phép điệp cú pháp và phép đối :

– Câu 1 và câu 3, câu 2 và câu 4 lặp kết cấu cú pháp.

– Hai cặp câu thơ (cặp thứ nhất gồm câu 1 và câu 2, cặp thứ hai gồm câu 3 và câu 4) đối nhau về ý, về lời.

Sự phối hợp đó vừa thể hiện được quan hệ giữa hai người (anh và em), tâm trạng của mỗi người lúc chia tay, vừa nói lên được nhiệm vụ riêng của mỗi người trong cuộc kháng chiến chung của dân tộc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Minh Hằng
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Alone
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
Uyển Nhi Trần
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ngọc Ngân
Xem chi tiết