Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Hàn Thất Lục

Qua cảnh tượng vườn bách thú ( hiện tại ) và cảnh nhúi rừng đại ngàn ( quá khứ ), chỉ ra những tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Tâm sự ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời?

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
27 tháng 12 2018 lúc 21:16
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (1)
Thời Sênh
25 tháng 12 2018 lúc 22:21

Qua cảnh tượng vườn bách thú ( hiện tại ) và cảnh nhúi rừng đại ngàn ( quá khứ ), chỉ ra những tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Tâm sự ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời:

-Khao khát tự do chán ghét cuộc sống hiện tại tầm thuờng, tù túng

-Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 12 2018 lúc 22:21

Qua cảnh tượng vườn bách thú ( hiện tại ) và cảnh núi rừng đại ngàn ( quá khứ ), chỉ ra những tâm sự của con hổ ở vườn bách thú.

=> - Trong bài thơ Nhớ rừng, thi sĩ mượn nỗi u uất của con hổ sa cơ để diễn tả tâm trạng bi phẫn của người anh hùng chiến bại. Chiến bại nhưng vẫn đẹp, vẫn hào hùng.

- Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để “cái tôi” tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

- Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
26 tháng 12 2018 lúc 13:16
Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ: người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta, đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng
Bình luận (1)
Thời Sênh
31 tháng 12 2018 lúc 20:13

Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

Bình luận (1)
Nguyễn Ngô Minh Trí
1 tháng 1 2019 lúc 15:35

Sống trong canh giam cẩm chật chội, ngột ngạt, con hổ nhớ tiếc thời sống hiẽn ngang, oanh liệt, làm chúa tê muôn loài ở chốn rừng xanh. Con hổ đau buồn, phẫn uất, căm giận vì bị giam hãm trong cũi sắt, xung quanh toàn là những sự giả tạo, chán ngát. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống, một xã hội tù túng, ngột ngạt, xấu xa và niềm khát khao mãnh liệt muốn được sống tự do; nhưng vì bát lực, chỉ biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng những mộng tưởng, đắm chìm vào đời sống nội tâm. Đây cũng chính là tâm trạng chung của người dân Việt Nam sống trong cảnh nô lệ, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

Bình luận (1)
Đạt Trần
9 tháng 1 2019 lúc 12:42

Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú. Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước. Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Musion Vera
Xem chi tiết
Kunny Trang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
My Lê
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hạnh
Xem chi tiết
Nga NT
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết