Chương II - Đường tròn

Trần Minh Châu

Câu 3. Cho đường tròn (O) và đường trong(O') tiếp xúc ngoài tại A.Một cát tuyến qua A lần lượt cắt (O) và (O') tại các điểm khác là B và C

a) CMR :OB//O'C

b) Vẽ đường kính CD của (O'); gọi E là trung điểm của BD.Tính số đo góc OEO'

Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 13:59

Lời giải:

a)

Ta thấy $OA=OB$ nên tam giác $OAB$ cân tại $O$

\(\Rightarrow \widehat{OBA}=\widehat{OAB}\)

Tương tự: Tam giác $O'AC$ cân tại $O'$ nên \(\widehat{O'CA}=\widehat{O'AC}\)

\(\widehat{OAB}=\widehat{O'AC}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow \widehat{OBA}=\widehat{O'CA}\). Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên suy ra \(OB\parallel O'C\) (đpcm)

b)

Xét $(O')$ có \(\widehat{CAD}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat{CAD}=90^0\Rightarrow \widehat{BAD}=180^0-\widehat{CAD}=90^0\)

Xét tam giác vuông $BAD$ có $AE$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyển $BD$ nên \(AE=\frac{BD}{2}=BE=ED\)

Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} OA=OB\\ EA=EB\end{matrix}\right.\Rightarrow OE\) là trung trực của $BA$

\(\Rightarrow OE\perp AB\)

Tương tự: $O'E$ là trung trực của $AD$

\(\Rightarrow O'E\perp AD\)

Mà $AB\perp AD$ (cmt) nên $OE\perp O'E$, do đó \(\widehat{OEO'}=90^0\)

Bình luận (0)
Akai Haruma
26 tháng 12 2018 lúc 14:04

Hình vẽ:

Đường tròn

Bình luận (0)
NBH Productions
23 tháng 2 2019 lúc 12:24

.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Ngưu Kim
Xem chi tiết
Nguyen Van Hoang
Xem chi tiết
Xuân Thường Đặng
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyên anh
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết