Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống

BiBi Trần

Khi hàn, cắt kim loại, em cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động

Kieu Diem
17 tháng 12 2018 lúc 21:18
Giải pháp tổ chức, quản lý: - Trước hết, đối với người quản lý cơ sở cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC nói chung và khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, cấu kiện xây dựng tại cơ sở của mình quản lý.
- Cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn hàn lồng ghép với các buổi phổ biến kiến thức an toàn PCCC và an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ đối với cán bộ, công nhân viên của mình.
- Ban hành những nội quy, quy định về PCCC, quy trình an toàn khi hàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và đặc thù của từng cơ sở.
- Sử dụng thợ hàn có trình độ tay nghề tốt, vừa đảm bảo chất lượng công việc vừa tạo sự an toàn lao động và an toàn cháy nổ khi làm việc.
- Khi phải hàn ở khu vực có chứa chất dễ cháy nổ, cần dừng quá trình sản xuất, tổ chức cách ly vật liệu cháy ra khỏi khu vực sửa chữa, cắt cử người hoặc trực tiếp giám sát suốt quá trình hàn. Sau khi đã hàn xong ít nhất 30 phút, chuẩn bị sẵn các phương tiện chữa cháy ban đầu cạnh khu vực hàn để xử lý kịp thời nếu có sự cố cháy nổ xảy ra;
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn khi hàn. Đối với cán bộ cảnh sát kiểm tra PCCC phụ trách cơ sở trong quá trình kiểm tra, huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức về PCCC, cần đưa nội dung về hàn vào để nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ cơ sở khi họ thực hiện công việc hàn. Một trong những giải pháp siết chặt các quy định an toàn là phải tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức và cấp chứng chỉ về PCCC cho những người trực tiếp làm công việc hàn, giúp họ nắm vững được đặc điểm nguy hiểm cháy nổ khi hàn và biết cách sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu.
Giải pháp kỹ thuật:
- Trước khi tiến hành hàn cần cách ly khu vực hàn với các vật liệu cháy, di chuyển chúng ra xa khỏi vị trí hàn đến khoảng cách ít nhất 10m. Đối với các cấu kiện không thể di chuyển được như xốp cách âm ở trần, tường… cần che chắn lại bằng các vật liệu khó cháy hoặc không cháy như tấm tôn, thép, gỗ phủ sơn chống cháy, amiang...
- Trước khi hàn cần kiểm tra kỹ khu vực xung quanh, kiểm tra các trang thiết bị sử dụng cho quá trình hàn. Đối với quá trình hàn hơi, lưu ý các chai khí phải có kiểm định và còn hạn sử dụng; đặt cách xa khu vực có nguồn nhiệt; phải có van an toàn, đường ống dẫn khí kín và được bảo vệ tránh nguồn nhiệt tác động, que hàn an toàn... Đối với quá trình hàn điện, kiểm tra máy biến áp hàn, sử dụng dây dẫn phù hợp về chủng loại và tiết diện lõi, dùng các bộ ngắt tự động chống sự cố chập điện khi hàn.
- Thợ hàn trước khi hàn cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, kính bảo vệ mắt; kiểm tra, sắp xếp gọn gàng khu vực hàn; kiểm tra các phương tiện chữa cháy ban đầu như nước, bình chữa cháy.
- Kiểm tra kỹ mỏ hàn, bộ giảm áp, ống dẫn khí, vị trí nối giữa mỏ hàn với ống nối và chai chứa khí. Trong khi hàn không mang các thiết bị, mỏ hàn ra khỏi khu vực giành riêng cho thợ hàn. Nếu giải lao cần khóa tất cả van dẫn khí, ngắt nguồn điện đối với máy biến áp hàn, thu dọn gọn dụng cụ và cấm người ngoài vào khu vực hàn hoặc sử dụng bất kỳ thiết bị nào phục vụ quá trình hàn.
- Khi hàn hồ quang chỉ được phép cấp điện từ máy phát điện hàn, máy biến áp hàn, máy chỉnh lưu hàn. Không được phép cấp trực tiếp từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu sáng hoặc lưới điện xe điện.
- Nếu tiến hành hàn ở trong các hầm, thùng, khoang bể… trước khi hàn cần kiểm tra kỹ để trong đó không còn hơi khí độc, hơi khí dễ cháy nổ; máy hàn phải để bên ngoài, tiến hành thông gió với tốc độ gió từ 0,3 - 1,5m/giây.

hk chắc lắm hj

Bình luận (0)
Trương Thị Hà Vy
17 tháng 12 2018 lúc 21:19
An Toàn Lao Động

An toàn lao động khi hàn điện, hàn hơi

FACEBOOK PREV ARTICLE NEXT ARTICLE 1. Yếu tố nguy hiểm khi hàn điện, hàn hơi Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn điện; Bức xạ có hại do hồ quang điện; Khí, bụt độc hại; Bổng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao; Cháy, nổ.

An toàn lao động khi hàn điện, hàn hơi

2.Biện pháp an toàn chung khi hàn điện, hàn hơi

– Người thợ hàn phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu quy định về hàn, như: Chứng nhận nghề, sức khoẻ, huấn luyện, trang bị đầy đủ phương tiện an toàn…v..v..
– Máy hàn điện phải được nối đất hoặc nối không bảo vệ.
– Kiểm tra trước khi (làm việc) hàn :
Hệ thống điện phục vụ máy hàn điện đảm bảo an toàn;
Tình trạng đường ống dẫn khí, các chai chứa khí, cơ cấu an toàn, van điều áp, van dập lửa tạt lại.
Độ kín của các mối liên kết ống, giữa ống với thiết bị.
Dọn sạch các chất dễ cháy xung quanh bán kính cách vị trí hàn là 5m;
– Khoảng cách giữa các chai khí với vị trí hàn là 10m.
– Không dùng cột sắt, bãi tiếp địa làm cực âm khi hàn;
– Khi hàn, cắt trong các khoang, thùng hoặc phòng kín phải đảm bảo tốc độ gió từ 0,3 – 1,5m/s.
– Để đảm bảo AT phải xúc, rửa hoặc có biện pháp làm sạch thiết bị, thùng, hầm… có chứa các chất dễ cháy, nổ trước khi hàn. Cấm hàn, cắt các thiết bị đang chịu áp lực; các thiết bị chứa chất cháy nổ.
– Khi hàn trong khu vực có nguy cơ điện giật cao, đèn chiếu sáng di động nên dùng điện áp thấp 12V.
– Hàn hơi trong lúc di động, cấm quấn ống dẫn khí trên vai; không đóng, mở van chai khí quá nhanh.
– Phải che, chắn bảo vệ AT cho những người xung quanh; có hệ thống khử hơi khí độc hại cho những vị trí hàn cố định.

An toàn lao động đối với thợ hàn điện

1. Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được làm việc hàn điện :

– Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.

– Đã qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.

– Được đào tạo nghề hàn điện, và có chứng chỉ kèm theo, đã qua huấn luyện về BHLĐ và được cấp thẻ an toàn và được cấp trên giao nhiệm vụ.

– Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ: áo quần vải bạt, găng tay chịu nhiệt và có độ dẫn điện thấp, giầy da lộn cao cổ có đế cách điện, ghệt vải bạt, mặt nạ hàn có gắn kính hàn đúng mã hiệu và không bị nút, trong những trường hợp cần thiết còn được cấp mũ cứng, dây đai an toàn, khẩu trang.

2. Trong thời gian hàn đlện, các phần bằng kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy biến thế hàn, máy phát điện hàn, … ) trong điều kiện bình thường không được có điện áp. Vỏ máy hàn, giá hàn, các chi tiết và kết cấu hàn phải được nối đất trước khi thiết bị được nối vào nguồn.

3. Máy phát điện và biến thế hàn, cũng như các dụng cụ và thiết bị phụ tùng dể hàn các chi tiết ở ngoài trời được đặt trong phòng nhỏ hay dưới mái che. Cấm tiến hành công việc hàn điện ở ngoài trời dưới mưa.

Điện áp không tải của máy biến thế hàn hồ quang bằng tay và nửa tự động không được vượt quá 75 vôn, hàn tự động không được vượt quá 80 vôn. Điện áp của máy phát điện hàn không được quá 80 vôn. Nếu một số máy biến thế hàn hoặc máy phát điện phục vụ cho một máy hàn hồ quang thì sơ đồ mắc điện của chúng phải đảm bảo điện áp mạch hàn không vượt quá giới hạn trên.

4. Chiều dài dây từ nguồn điện đến thiết bị hàn di dộng không được vượt quá 10m. Lớp vỏ bọc cách điện của dây phải dược bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ học khi rải trên mặt đất. Cấm dùng dây có lớp vỏ bọc hay cách điện bị hư.

Trước lúc bắt đầu hàn điện và trong thời gian làm việc phải theo dõi độ hoàn hảo của vỏ cách điện của dây dẫn, độ cách điện và cách nhiệt của cán kìm hàn, sự liên kết chắc chắn của tất cả các tiếp điểm. Phải chú ý để không cho dây dẫn tiếp xúc với nước dầu, dây cáp thép, dây điện hàn phải đặt cách các ống mềm dẫn ôxy và axêtylen, các thiết bị có ngọn lửa, khí đốt, các chi tiết hàn nóng đỏ và các đường ống dẫn nước nóng không dưới 1 mét.

5. Không cho phép cấp điện trực tiếp cho hồ quang hàn từ mạng điện lực, mạng điện chiếu sáng, mạng điện tiếp xúc.

Việc nối ngắt thiết bị hàn điện khỏi lưới, việc thay cầu chì cũng như việc theo dõi trạng thái hoàn hảo của chúng trong quá trình sử dụng phải được tiến hành bởi thợ điện chuyên nghiệp. Nghiêm cấm những người thợ hàn làm các công việc đó.

Khi di chuyển thiết bị hàn nhất thiết phải cắt chúng khỏi nguồn điện.

6. Dây dẫn điện đi và về trong máy biến thế hàn di động đều phải được bọc cách điện .

Nghiêm cấm dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ thuật vệ sinh (ống dẫn nước, cấp nhiệt, dẫn các chất khí và chất lỏng nóng) cũng như các kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn về. Cho phép dùng vỏ xà lan, bể chứa, các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng hàn.

7. Kìm điện phải có tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt cho phép thay thế điện cực nhanh mà không phải tiếp xúc với các phần mang điện.

Nghiêm cấm dùng kìm điện mà lớp vỏ bọc cách điện của tay cầm bị hư.

Cạnh chỗ hàn phải có giá đặt kìm hàn: Cấm đặt kìm hàn xuống đất hoặc gác lên vật hàn.

8. Khi tlến hành hàn trong điều kiện nguy hiểm cao bởi dòng điện (hàn bên trong các khoang tàu thủy, các thùng chứa, thân lò hơi, các hộp kim loại …) người thợ phải được cấp phát các phương tiện bảo vệ cách điện (găng tay, ủng và thảm) và phải có sự theo dõi giám sát của một người thứ hai từ bên ngoài. (Trong một số trường hợp đặc biệt tay người giám sát giữ đầu mút của dây chão buộc vào eo của người đang hàn bên trong không gian kín và việc thông tin giữa hai người đó phải được qui ước bằng các động tác giật dây định sẵn trong tình trạng khẩn cấp).

Nghiêm cấm việc đồng thời thực hiện công việc bởi người thợ hàn điện và thợ hàn hơi (hay cắt) trong các thùng kín.

9. Thiết bị hàn phải có khóa liên động để tự động nối mạch khi chạm que hàn và có bộ phận khống chế hạ điện áp xuống 12 vôn khi không tải nhưng không được chậm quá 1 giây sau khi ngắt mạch điện hàn khi hàn ở những chỗ nguy hiểm.

10. Khi tiến hành hàn điện trên giàn giáo bằng gỗ, sàn của nó phải được phủ kín bằng tấm kim loại, cáctông amiăng hay bằng những vật liệu khó cháy khác. Không cho phép hàn điện nếu chưa triển khai biện pháp phòng chống cháy.

11. Khi tiến hành hàn điện trên một số tầng nhà (theo chiều thẳng đứng) phải có biện pháp bảo vệ những người làm việc ở tầng dưới khỏi bị các giọt kim loại , các mẩu que hàn cháy dở văng hoặc rơi trúng vào người hay các vật dễ cháy ở phía dưới.

Nếu làm việc trên cao mà không có giàn giáo người thợ hàn nhất thiết phải dùng dây đai an toàn bền nhiệt, có túi đựng dụng cụ, điện cực và các vật cháy dở.

l2. Khi tiến hành hàn điện trong các vị trí ẩm ướt người thợ hàn phải ở trên sàn khô hay sàn được phủ tấm cách điện.

13. Để đề phòng nhiễm bệnh và tổn thương đường hô hấp do thường xuyên hít phải hơi khói hàn, tại vị trí hàn phải tổ chức thông gió (hút, cấp) cục bộ và chung. Hàn trong các thùng kín phải :

– Cấp phát cho thợ hàn mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.

– Tổ chức giải lao để ra ngoài hít thở không khí trong lành.

14. Nghiêm cấm hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các sản phẩm dầu và khí nguy hiểm nổ nếu chưa qua làm sạch (xịt rửa) cẩn thận bằng nước nóng, bằng dung dịch soude hay chưng hấp với sự thông gió tiếp theo.

15. Nghiêm cấm sử dụng và bảo quản các chất dễ bắt lửa : xăng, axêton, spirit trắng, …) ở gần vị trí hàn.

Nghiêm cấm tiến hành hàn ở khoảng cách dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.

16. Khi sử dụng đồng thời các nguồn điện hàn một trạm cần phải đặt chúng cách nhau không dưới 0,35m.

Đường đi giữa các nguồn điện một trạm phải có chiều rộng 0,8m.

Khi đặt các nguồn cấp một trạm ở gần tường thì khoảng cách giữa nguồn và tường không được nhỏ hơn 0,5m.

17. Khi giải lao người thợ hàn phải ngắt bộ đổi điện hàn hay biến thế khỏi lưới điện.

Nghiêm cấm để quên kìm hàn khi vẫn còn điện áp.

18. Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng, phải tin chắc rằng sau khi làm việc không còn để lại các vật cháy âm ỉ như : giẻ, mảnh gỗ, vật liệu cách điện …

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BiBi Trần
Xem chi tiết
Trần Hải Yến
Xem chi tiết
NTQ Gaming
Xem chi tiết
Monn
Xem chi tiết
Toàn Lê
Xem chi tiết
winner p336
Xem chi tiết
Thiện Nguyễn Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Yen Chi
Xem chi tiết