Chương II - Đường tròn

Nhi Khưu

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua A vẽ tiếp tuyến AB,AC với đường tròn (O) (B,C là tiếp điểm), AO cắt BC tại D

a/ CM: 4 điểm A,B,O,C thuộc cùng đường tròn. Xác định tâm

b/ Vẽ đường kính BE, AE cắt đường tròn (O) tại F. Gọi F là trung điểm EF, đường thẳng OG cắt đường thẳng BC tại H CM: OD.OA=OG.OH

c/ CM: EH là tiếp tuyến của đường tròn

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ :((

Ngô Kim Tuyền
31 tháng 12 2018 lúc 20:01

Đường tròn

Gọi M là trung điểm của OA

a) Ta có: BM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OA của tam giác vuông OAB (gt)

\(\Rightarrow\) BM = \(\dfrac{OA}{2}\) (1)

Mà OM = AM = \(\dfrac{OA}{2}\) (gt) (2)

Tương tự có: CM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OA của tam giác vuông OAC (gt)

\(\Rightarrow CM=\dfrac{OA}{2}\) (3)

Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow\) BM = OM = AM = CM

Vậy 4 điểm A, B ,O, C cùng thuộc đường tròn có tâm là M

b) Ta có: AB và AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau (gt) (4)

\(\Rightarrow AB=AC\) (5) \(\Rightarrow\Delta BAC\) cân tại A (6)

Từ (4) \(\Rightarrow AO\) là đường phân giác của \(\widehat{BAC}\)(7)

Từ (6), (7) \(\Rightarrow AO\) cũng là đường trung trực của \(\Delta BAC\) (8)

\(\Rightarrow AO\perp BC\) (9)

\(\Rightarrow\widehat{ODC}=90^o\)

Hay \(\widehat{ODH}=90^o\)(10)

Mà GE = GF (gt)

\(\Rightarrow OG\perp EF\) ( quan hệ giữa dây và đường kính)

Nên \(\widehat{OGF}=90^o\)

Hay \(\widehat{OGA}=90^o\) (11)

\(\widehat{GOD}\) là góc chung của \(\Delta ODH\)\(\Delta OGA\left(12\right)\)

Từ (10), (11), (12) \(\Rightarrow\Delta ODH=\Delta OGA\left(G-G\right)\)(13)

\(\Rightarrow\dfrac{OD}{OG}=\dfrac{OH}{OA}\Leftrightarrow OD.OA=OG.OH\)

c) Ta có: \(\Delta BEC\) có cạnh BE là đường kính của (O) (gt)

\(\Rightarrow\Delta BEC\) vuông tại C

Hay EC \(\perp BC\) (14)

Từ (9), (14) \(\Rightarrow OA\) // EC

\(\Rightarrow\widehat{GAO}=\widehat{CEA}\) (2 góc so le trong) (15)

Từ (13) \(\Rightarrow\widehat{DHO}=\widehat{GAO}\) (16)

Từ (15), (16) \(\Rightarrow\widehat{CEA}=\widehat{DHO}\) Hay \(\widehat{CEA}=\widehat{CHO}\left(17\right)\)

Ta lại có: \(\widehat{OCA}=90^o\) (gt) (18)

Từ (14) \(\Rightarrow\widehat{HCE}=90^o\) (19)

\(\widehat{OCA}+\widehat{ECO}=\widehat{ECA}\left(20\right)\)

\(\widehat{HCE}+\widehat{ECO}=\widehat{HCO}\left(21\right)\)

Từ (18), (19), (20), (21) \(\Rightarrow\widehat{ECA}=\widehat{HCO}\left(22\right)\)

Từ (17), (22) \(\Rightarrow\Delta CEA\sim\Delta CHO\left(G-G\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{CE}{CH}=\dfrac{CA}{CO}\Leftrightarrow\dfrac{CO}{CH}=\dfrac{CA}{CE}\left(23\right)\)

Từ (18), (19), (23) \(\Rightarrow\Delta OAC\sim HEC\left(C-G-C\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{EHC}=\widehat{AOC}\) (24)

Từ (4) \(\Rightarrow OA\) là đường phân giác của \(\widehat{BOC}\)

\(\Rightarrow\widehat{AOB}=\widehat{AOC}\) (25)

Từ (24), (25) \(\Rightarrow\) \(\widehat{EHC}=\widehat{AOB}\)

Hay \(\widehat{EHB}=\widehat{DOB}\) (26)

\(\widehat{OBD}\) là góc chung của \(\Delta BHE\)\(\Delta BOD\) (27)

Từ (26), (27) \(\Rightarrow\Delta BHE\sim\Delta BOD\left(G-G\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BEH}=\widehat{BDO}=90^o\)

Hay OE \(\perp EH\) tại E (28)

Mà OE = R (gt) (29)

Từ (28), (29) \(\Rightarrow EH\) là tiếp tuyến của (O)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Thuý
Xem chi tiết
Phạm Duy Hùng
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết