Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Phương Chi

Phần 1:(5,0đ)

"Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn có cốt truyện giản di nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.Dưới đây là lời tâm sự của một nhân vật trong tác phẩm:

"...Nhân dịp Tết,một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy.Các chú lại cử một chú lên tận đây.Chú ấy nói:nhờ chấu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy,tháng ấy,không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.Đối với cháu,thật là đột ngột,không ngờ lại như thế.Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu,ôm cháu mà lắc"Thế là một-hòa nhé!".Chưa hòa đâu bác ạ.Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc...Để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn..."

1)Nhân vật"cháu"mà nhà văn Nguyễn Thành Long nhắc tới trong đoạn văn là nhân vật nào?Em có nhận xét gì về cách đặt tên các nhân vật trong tác phẩm?(1,5đ)

2)Bằng một văn bản ngắn(không quá 1 trang giấy thi)trong vai nhân vật người"cháu"

hãy kể lại việc làm của anh và suy nghĩ nào giúp anh đi đến khẳng định:"từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc"(3,5đ)

Phần 2:(5,0đ)

Dưới đây là một khổ thơ trong bài thơ"Ánh trăng"của Nguyễn Duy:

"Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn"

(Trích Ngữ Văn 9,tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam,2017)

1)Từ"buyn-đinh"là sự phát triển nghĩa của từ dựa trên cách nào?(0,5đ)

2)Viết đoạn văn theo cách lập luận T-P-H nêu cảm nhận của em về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người và vầng trăng trong khổ thơ trên.Đọna văn óc sử dụng một câu phủ định và cách dẫn trực tiếp(chú thích rõ)(3,5đ)

3)trong chương trình ngữ văn 9 cũng có 1 bài thơ viết về sự gắn bó giưa xcon người với quá khứ đã qua dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi.Nhân vật trữ tình nào được nói đến và có kỉ niệm gì với quá khứ?Nhân vật đó xuất hiện trong bài thơ nào?Của ai?(1,0đ)

Nguyễn Thu Hương
14 tháng 12 2018 lúc 15:39

PHẦN 1

1.

- Nhân vật "cháu" được nhắc tới là nhân vật anh thanh niên.

- Cách đặt tên các nhân vật trong truyện có điểm đặc biệt: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác kĩ sư vườn su hào, nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét.

Các nhân vật đều không có tên cụ thể mà là những cách gọi chung chung. Điều này cho thấy, không chỉ có một vài người, mà là cả một lớp người như vậy. Họ ngày đêm làm việc, hi sinh, cống hiến không mệt mỏi, không vụ lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. => Những nhân vật như bức tượng đài, thể hiện sự cống hiến của con người trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Vào vai nhân vật anh thanh niên để kể lại công việc của mình

Cháu rất yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, khiêm tốn và cống hiến hết mình. Cháu đã vượt qua sự cô đơn để sống một mình trên đỉnh núi cao, làm công tác thủy văn đo khí tượng (đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động địa chất), dự báo thời tiết. Công việc của cháu không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác và tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp. Ngày nắng cũng như ngày mưa, một ngày chằn chẵn 4 lần báo đúng giờ ốp. Có những ngày mưa rét, phải ra ngoài vào lúc 4h sáng để thu thập số liệu. Đến khi xong việc trở vào, chịu, cháu không thể nào ngủ được nữa. Những khi rảnh, cháu thường đọc sách, làm vườn, trồng hoa, làm những việc mình thích... Có lần, cháu phát hiện được đám mây khô, nhờ thế mà cả trung đoàn của ta giành chiến thắng. Cháu rất tự hào và rất vui vì mình có thể góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh của các chiến sĩ. Cháu thấy vui nhưng cũng tự nhủ phải khiêm tốn để không ngủ quên trên chiến thắng, bác ạ. Nhưng từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc. Cháu cảm thấy có động lực hơn trong công việc. Thậm chí còn yêu nghề hơn trước nữa...

PHẦN II

1. Từ "buyn-đinh" được phát triển dựa trên nghĩa của từ "building", có nghĩa là "tòa nhà".

=> Cách tạo từ: phiên âm từ từ mượn tiếng Anh.

2. Viết đoạn văn. Trong đoạn văn cần chú ý cách trình bày theo hướng Tổng - phân -hợp, có chú thích các câu ohur định và lời dẫn gián tiếp theo yêu cầu và đảm bảo các ý:

- Tình huống: sự cố mất điện tạo kịch tính để con người gặp lại ánh trăng.

- Nghệ thuật: Từ ngữ “Thình lình”, “vội bật tung cửa sổ” phép đảo ngữ, nhịp thơ nhanh, tạo sự dồn nén, sự bung phá vội vã để đi tìm ánh sáng.

- “Đột ngột”: vừa diễn tả sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng, ánh trăng vẫn luôn bên cạnh con người, vừa cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng của tác giả khi chứng kiến cảnh sự xuất hiện ấy.

=> Một cuộc gặp gỡ không hẹn trước lại kích thích đầu tiên khiến con người phải ngỡ ngàng đến sững sờ. Trăng vẫn vẹn nguyên tình nghĩa còn con người đã bị hao khuyết tình cảm.

=> Tình huống đã tạo nên bước ngoặt của cảm xúc đẩy con người từ sự thờ ơ bội bạc đến việc bắt đầu thức dậy những xúc cảm và lắng lại trong suy ngẫm.

3. Đó là bài Bếp lửa của Bằng Việt.

Nhân vật trữ tình là người cháu khi lớn lên, dù có cơ hội đặt chân đến những miền đất mới, trưởng thành nhưng vẫn không nguôi nhớ về người bà và những kỉ niệm tuổi thơ trong suốt những năm tháng chiến tranh.

Bình luận (0)
Thiên thần chính nghĩa
13 tháng 12 2018 lúc 22:50

Ủa? Đây là đề thi cuối học kì I môn Ngữ văn quận Hà Đông mà... Bạn mới thi xong sáng nay phải không?

Bình luận (2)
Anh Qua
14 tháng 12 2018 lúc 16:50

a.
- Cách nhìn nhận, đánh giá của họa sĩ với nhân vật anh thanh niên đã thay đổi; từ chưa hiểu đến hiểu, cảm phục.
- Sự thay đổi đó có được là do những điều họa sĩ chứng kiến,nghe, thấy, và cảm nhận từ anh thanh niên.
b. Bên cạnh nhân vật anh thanh niên, trong truyện còn có những nhân vật phụ khác góp phần làm rõ tính cách nhân vật anh thanh niên. Đó là bác lái xe, cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
c. Viết đoạn văn:
Về nội dung: phân tích nhân vật họa sĩ với những biểu hiện sau:
- Tâm hồn nhạy cảm, mẫn cảm : Ông hoạ sĩ trong câu chuyện với người thanh niên mặc dù gặp gỡ rất ít phút, chỉ thoáng nghe người thanh niên kể chuyện về công việc của mình, ông cảm nhận ngay được nét đẹp tâm hồn của anh, ông cảm thấy rối bời bởi ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết » - vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người thanh niên.
- Là con người từng trải, hiểu đời, hiểu người sâu sắc
- Là con người gắn bó với hội hoạ, có nhiều trăn trở về nghề nghiệp => lòng yêu nghề, say mê với nghề. Dấu ấn nghề nghiệp đã in dấu lênvẻ ngoài của ông
+ Sắp nghỉ hưu vẫn muốn vẽ tranh. ông hiểu vẽ là một công việc gian nan. Ông cảm thấy ngòi bút của mình dường như bất lực trong việc tái hiện lại vẻ đẹp cuộc sống con người. Chỉ có những người thực sự giỏi mới không tự bằng lòng với mình, tự thấy mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
+ Ông càng xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh thanh niên, ông càng khát khao sáng tác. Làm thế nào để phác hoạ được bức chân dung chàng trai, làm thế nào để người xem phát hiện được, cảm nhận được nét đẹp của anh như ông đang xúc động, làm thế nào để gửi gắm suy tư của ông vào bức tranh đó.
=> Quả thực ta thấy ông là một con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp.

Về hình thức: đoạn văn phải có dùng khởi ngữ và thành phần phụ chú.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hà Trang
Xem chi tiết
ngyen nhatduy
Xem chi tiết
ngyen nhatduy
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Phạm Dung
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
tuyen nguyen
Xem chi tiết