Văn bản ngữ văn 8

nguyễn thị mai hương

hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của vũ đình liên

Trần Thanh Phương
8 tháng 12 2018 lúc 20:53

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường
thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
8 tháng 12 2018 lúc 20:54

ko chép mạng , tự làm giúp mik nha !!haha

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
8 tháng 12 2018 lúc 21:05

THAM KHẢO

1. Mở bài:

- Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu trong phong trào Thơ mới.

- Thơ ông mạng nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

- Kiệt tác “Ông đồ” ra đời là kết tinh của hai nguồn thi cảm ấy.

- Hình ảnh ông đồ trong bài thơ để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc, gợi nỗi xót thương của nhà thơ với một lớp người bị lãng quên rồi vắng bóng trong xã hội hiện đại và những nuối tiếc cho một nền văn hóa mất đi cùng thế hệ những ông đồ.

2. Thân bài:

- Bài thơ ra đời những năm 1935-1936 khi nền Nho học đã suy tàn, chữ Quốc ngữ đã thay thế cho chữ Nho, chế độ khoa cử đã bị bãi bỏ. Ông đồ là những người học chữ Nho nhưng không đỗ đạt, sống bằng nghề dạy học. Khi các trường học không còn dạy chữ Nho mà dạy chữ Quốc ngữ, mỗi khi giáp Tết, các ông thường bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố viết chữ Nho, vừa để trổ tài vừa để kiếm sống. Thời gian trôi qua, phong tục chơi chữ mai một dần, ông đồ trở nên vắng bóng trong cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ thời hiện đại.

- Trong bài thơ, Vũ Đình Liên không bàn bạc về sự hết thời, sự vắng bóng của chữ Nho, của ông đồ mà chỉ thể hiện sự ngậm ngùi, day dứt, xót thương trước số phận của một lớp người. Hai mươi câu thơ ngũ ngôn, năm khổ thơ giản dị mà in đủ bóng dáng của một thời tàn và lòng ân hận của một lớp người đương đại.

a. Hai khổ thơ đầu bài thơ mang đến ấn tượng cho người đọc về hình ảnh ông đồ thời đắc ý:

- Khi nền Nho học còn được coi trọng – ông đồ thường xuất hiện khi xuân về tết đến. Khổ thơ đầu gợi lại hình ảnh đã trở nên thân quen trong đời sống văn hóa của người Việt Nam trong hàng ngàn năm trước đây:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ xuất hiện mỗi khi xuân sang tết đến, cùng với hoa đào, mực tàu, giấy đỏ, ông góp mặt vào cái không khí đông vui, náo nhiệt của phố phường. Từ “mỗi năm”, “lại” đã nhấn mạnh sự quen thuộc dường như không thể thiếu của ông đồ mỗi dịp Tết đến. Ông viết câu đối thuê, viết chữ để bán, nghĩa là cung cấp một thứ hàng hóa mỗi gia đình cần sắm vào ngày tết theo phong tục. Thời thế thay đổi, không còn dạy chữ nữa, ông đồ chỉ biết kiếm sống bằng tài thư pháp của mình mà thôi. Sự có mặt của ông thu hút mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Chữ dùng trong hai câu thơ đầu rất chính xác. “Bao nhiêu” nghĩa là rất nhiều, “tấm tắc” là luôn miệng khen ngợi. Người ta tìm đến ông đồ không chỉ để thuê viết, mua chữ mà còn để ngắm, chiêm ngưỡng, thưởng thức tài nghệ của ông đồ. Lúc này, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

+ Nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ cuối mang đến ấn tượng về vẻ đẹp trong nét chữ của ông đồ. Chữ Hán, chữ Nho qua bàn tay tài hoa của ông đồ đã trở nên đẹp, mềm mại, uyển chuyển, sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa và rắn rỏi, mạnh mẽ, khí phách như con rồng bay trong mây.

+ Mặc dù được mọi người trọng vọng song việc viết câu đối thuê và phải bán chữ đã là bước thất thể của người theo nghiệp khoa bảng. Niềm vui đắt khách, đắt hàng dù sao cũng che khỏa nỗi buồn từ trong sâu thẳm và dù sao thì ông đồ vẫn còn sống được, tồn tại được bằng nghề của mình.

b. Hai khổ tiếp theo: Ông đồ còn đó nhưng tất cả đã khác xưa:

- Theo thời gian, theo quy luật biến thiên, xã hội tiến theo hướng văn minh, hiện đại, ông đồ dần trở thành “di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn”:

+ Bắt đầu từ sự đối chiều còn – mất. Tất cả vẫn còn đấy, vẫn không gian ấy, vẫn xuân về tết đến với hoa đào nở, vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ nhưng tất cả đã khác xưa, đã có sự đổi thay:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

+ Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?”là một câu hỏi buồn, vang lên như một tiếng kêu thảng thốt, xót xa. Thời gian điểm ngược, người thuê viết trước đây bây giờ trở thành kẻ qua đường, ông đồ rơi vào tình cảnh ế hàng, mất khách như người nghệ sĩ đã hết thời, không còn được công chúng hân hoan chào đón...

+ Nỗi buồn tủi của ông lan sang những vật vô tri. Ngòi bút Vũ Đình Liên đã diễn tả sâu sắc, cảm động tâm trạng của ông đồ bằng nghệ thuật nhân hóa. Giấy đỏ không được đụng đến, không được viết lên, nằm phơi ra trở nên bẽ bàng, vô duyên, phai nhạt đi, không “thắm” lên được thành giấy đỏ buồn. Mực trong nghiên lâu không được mài, không được chấm, kết đọng lại như giọt lệ chứa đựng bao sầu tủi nên nghiên trở thành nghiên sầu.

Nỗi buồn tủi của ông đồ đã lan sang cả giấy mực, bút nghiên. Việc thổi buồn sầu vào giấy mực, nhà thơ đã mặc nhiên can thiệp vào số phận của ông đồ, thể hiện niềm xót thương vô hạn trước cái chết từ từ, không gì cứu vãn được của một lớp người, một kiếp người, của một nền văn hóa.

+ Nhưng không dừng lại ở đó, ,cuộc đời ngày một thêm đáng buồn. Cuối cùng rồi cũng đến lúc:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

+ Ở đây có sự đối lập giữa cái không thay đổi và cái đã thay đổi. Ông đồ vẫn xuất hiện, kiên trì, cố gắng bám trụ lấy cuộc sống và vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ông, người ta lạnh lùng gạt ông ra khỏi cuộc sống hiện đại – một sự lãng quên tuyệt đối. Ông đồ trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa phố đông, lòng ông trống vắng, sụp đổ; đất trời cũng lạnh lẽo, thê lương. Hai dòng thơ cuối của khổ thơ là một hình ảnh ẩn dụ, ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tết nhưng không có hoa đào mà lại có lá vàng, mưa bụi; nó phủ lên mặt giấy, lên vai người, cảnh đó thật mờ mịt, lạnh, buồn, vắng, u ám, tàn tạ làm tê tái lòng người. Tất cả dường như tạo nên một chiếc khăn tang phủ lên chiếc quan tài từ từ đưa ông đồ về miền quên lãng, ngay khi ông còn sống.

c. Tháng năm trôi đi, mục đích kiếm ăn độ nhật đã đến lúc chấm dứt và số phận của ông đã cũng đến ngày suy tàn:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ

Cũng đến lúc, nhà nho tài hoa, hiền lành nhưng “sinh bất phùng thời” đã bị xã hội hiện đại đào thải. Đào vẫn nở, xuân vẫn về nhưng chẳng còn ông đồ và mực tàu, giấy đỏ nữa. Năm ngoái thôi đã thành ngày xưa, thành dĩ vãng, thành muôn năm cũ. Ông đồ già đã trở thành “ông đồ xưa”, thành “người muôn năm cũ”, thành “hồn”. Kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề, ông đồ cũng đã chới với, cố gắng giữa dòng đời nhưng vẫn bị xã hội buông rơi, bị xóa sổ hẳn và đã hoàn toàn vắng bóng.

+ Câu hỏi tu từ ở cuối bài – một câu hỏi không lời đáp thể hiện tâm trạng xót xa, cảm giác hụt hẫng của nhà thơ trước sự thăng trầm, dâu bể của cuộc đời. Nỗi ngậm ngùi, xót thương cho số phận của những ông đồ và niềm tiếc nuối trước sự mai một, lụi tàn của một nền văn hóa. Đây chính là biểu hiện của ngòi bút nhân văn, nhân đạo của nhà thơ Vũ Đình Liên.

d. Bình luận: Hình ảnh ông đồ thể hiện tập trung cảm hứng xuyên suốt bài thơ: là lòng thương người và niềm hoài cổ.

* Nhà thơ xót thương cho ông đồ già bị lãng quên, thờ ơ, bị xô đẩy xa hoa đào, mùa xuân, xa mực tàu, giấy đỏ - xa cái đẹp, sự sống, bị rơi khỏi dòng chảy thời gian.

- Hai khổ thơ đầu khi xuân về, hoa đào nở, ông đồ viết chữ trong sự ngợi khen tấm tắc của mọi người, ngòi bút của tác giả cũng hân hoan, phấn chấn. Nhưng khi ông đồ ế khách thì từ giọng điệu, nhịp thơ ấy bị chi phối bởi tình cảm, cảm xúc của tác giả. Những câu thơ lắng đọng nỗi sầu thương như:
+ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
+ Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

- Khi mọi người đã lãng quên ông đồ, ánh mắt nhà thơ vẫn đau đáu dõi theo: Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay.

- Cảm xúc xót thương tỏa ra cả một lớp người:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
Sự cảm thương đó là tấm lòng nhân đạo sâu sắc dành cho những cuộc đời, những số phận bất hạnh.

* Bài thơ “Ông đồ” còn chan chứa niềm hoài cổ:
Bài thơ là niềm luyến tiếc, nhớ nhung cảnh cũ người xưa nay vắng bóng. Vũ Đình Liên không chỉ ngậm ngùi, bâng khuâng nhớ về những người muôn năm cũ ( những người đã từng có mặt, đã góp phần làm nên đời sống văn hóa của xã hội từ bao lâu, nay bị xô dạt, bị lu mờ ở xã hội xô bồ trong hiện tại) mà qua đó còn hoài niệm về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi thế, niềm hoài cổ của nhà thơ mang ý nghĩa nhân văn và tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

e. Đặc sắc về nghệ thuật:

- Viết về một lớp người đã lẫn vào trong bút nghiên, trong lịch sử xa xôi của dân tộc, ngòi bút Vũ Đình Liên thể hiện rõ nét tài hoa, độc đáo:
+ Thể hiện ở thể thơ ngũ ngôn, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm. Giọng chủ âm của bài thơ là giọng buồn, trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với tâm tình và cảm xúc của nhà thơ.

+ Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, đó chính là kết cấu đầu cuối tương ứng và những cảnh tượng tương phản sâu sắc, luôn có sự đối chiếu và song hành nhau, làm nổi bật được tình cảnh thất thế, tàn tạ, đáng buồn của ông đồ.

+ Ngôn ngữ giản dị nhưng hàm súc, hình ảnh gần gũi nhưng gợi cảm cũng là yếu tố làm nên thành công của bài thơ và tạo ấn tượng của người đọc về ông đồ.

3. Kết bài:
“Ông đồ” chính là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ thương cảm của Vũ Đình Liên. Tác phẩm đã góp phần khẳng định vị trí xứng đáng của nhà thơ trong phong trào Thơ mới.
Hình ảnh ông đồ được xem là một hình ảnh thơ độc đáo, để lại nhiều ấn tượng cho người đọc, nó không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn là lời nhắc nhở về lòng thương người và ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Bình luận (1)
Phùng Tuệ Minh
9 tháng 12 2018 lúc 8:56

"Ông đồ" chính là một trong những linh hồn thơ của Vũ Đình Liên. Hình ảnh của ông đồ đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động. Trong khổ đầu, cặp từ “mỗi…lại” xuất hiện tuần hoàn, song hành cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đồ lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. Một bức tranh ngày tết mà ông đồ chính là trung tâm.Đoạn thơ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài/Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay. Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đò ngồi viết chữ.Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục, ngợi cn, trân trọng.Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Bình luận (1)
Kiêm Hùng
9 tháng 12 2018 lúc 9:22

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường
thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Haibara Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Minh Huyền
Xem chi tiết
Khánh An
Xem chi tiết
0 tên
Xem chi tiết
Lê Hoàng minh lê
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết