Văn bản ngữ văn 9

Thanh Nguyễn

viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về tâm trạng của ông hai khi nghe tin xấu về làng

Phùng Tuệ Minh
6 tháng 12 2018 lúc 18:56

-----Tham khảo-----

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Bình luận (0)
Kieu Anh
6 tháng 12 2018 lúc 21:23

Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn có trường viết truyện ngắn, nổi bật với đề tài vieesrt về cuộc sống ở chốn làng quê. Các tác phẩm của ông hầu như viết về nông thôn và người nông dân. Truyện ngắn " Làng " được ông viết năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trên cả nước. Nhân vật chính trong truyện - Ông Hai , một người nông dân phải đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng . Có thể nói thành công lớn nhất của Kim Lân trong tuyện ngắn Làng là xây dựng thành công diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông theo Tây từ người đàn bà tản cư nói ra , ông dằn vặt , đau đớn , đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi cho đúng. Cú sốc tinh thần " cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được." Ông xấu hổ như chính mình vừa làm cái điều nhục nhã ấy nên ông giả vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng : " ông cúi gằm mặt mà đi ", ông tránh ánh mắt của mọi người và tiếng chửi rủa của mọi người :" cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ". Tất cả những gì ông giữ trong tim giờ đây đều sụp đổ. Càng nghĩ ông càng cảm thấy tủi thân. Về đến nhà thái độ cư xử của ông khác hẳn ngày thường: "ông nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi. Nhìn lũ con, nước mắt ông cứ trào ra." Ông thương con đến trào nước mắt " chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? " . Ông thấy nhục nhã và ghê tởm những người ông từng coi là anh em, ông chửi làng:" Chúng mày ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước thế này hả ?" . Tình yêu làng đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng, buộc ông phải lựa chọn giữa làng và nước. Nếu lúc trước , ông tự hào về làng mình bao nhiêu thì giờ đây ông xấu hổ trốn tránh bấy nhiêu. Cái tin đồn quái ác kia trở thành nỗi ám ảnh, nỗi sợ vô hình đè nặng lên tâm tư ông. Sau tiếng chửi làng, ông thấy day dứt, lương tâm dằng xé. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc và thấy họ không thể nào theo giặc vì họ toàn là người yêu nước, đã quyết tâm sống chết với giặc thì làm sao có thể cam tâm làm việc đó. Thế rồi ý nghĩ chợt đến và qua nhanh. Nỗi tủi hổ, xót xa đã trở thành những cuộc tự chất vấn, , dằn vặt , giằng xé trong ông :" không có lửa làm sao có khói, mà thằng Chánh Bệu thì đích thực là người làng rồi , ai người ta hơi đâu bịa tạc ra chuyện đó ". Ông vẫn phải tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông đau đớn khi nghĩ về tương lai : " Ai người ta làm ăn buôn bán với, người ta ghê tởm cái giống Việt gian". Nỗi tủi hổ ấy có lúc bùng lên thành những cơn nóng giận. Ông sinh ra cáu gắt với vợ con, ông không dám ra khỏi nhà , suốt mấy ngày ông chỉ đóng cửa quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Một đám đông xúm lại ông cũng để ý , răm ba tiếng cười nói ông cũng chột dạ. Chỉ nghe thấy tiếng "tây" ," cam-nhông " , " Việt Gian " là ông lại sợ, sợ người ta lại để ý đến mình. Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh của một con người coi danh dự của làng là danh dự của mình. Dù đã đi theo kháng chiến, ông không thể dứt bỏ tình cảm sâu nặng của mình với làng quê. Ông càng tủi hổ, đau đớn. Khi mụ chủ có ý đuổi gia đình ông ra khỏi nhà, ông không biết nhờ vào đâu, bế tắc, tuyệt vọng. Cái đau đớn, nhục nhã ấy chính là lòng yêu nước , yêu làng của ông . Bao nhiêu ý nghĩ ấy đẩy ông vào tình huống khó xử , buộc ông phải lựa chọn : " Hay là quay về làng ?" . Rồi ông lại nghĩ :" Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ". Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước. Cuối cùng ông đưa ra một quyết định dứt khoát :" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" . Ông Hai căm thù làng vì làng phản bội cách mạng. Tình yêu nước rộng lớn bao trùm tình yêu làng quê. Kim Lân đã rất thành công khi tạo ra tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Từ đó ca ngợi tình yêu làng , yêu nước của dân tộc Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lưu Phương  Thảo
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Trí Tây Balo
Xem chi tiết
💃Dancing Queen💃
Xem chi tiết
Chi Bùi Thị
Xem chi tiết
Quyên Teo
Xem chi tiết
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
Vũ Việt Thành
Xem chi tiết
vy nguyễn
Xem chi tiết