Văn mẫu lớp 9

Trần Tiên

Có ý kiến cho rằng: "Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại".

Qua hai trích đoạn "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Aurora
20 tháng 9 2019 lúc 16:14

I. Nêu vấn đề:

Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du luôn có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến)

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích ý kiến:

Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

2. Chứng minh

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích) Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích). Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm)

b. Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích.

Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: Không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện ró từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...)

3. Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều". (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

III. Kết thúc vấn đề

Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn đàn dân tộc.
Bình luận (0)
Aurora
20 tháng 9 2019 lúc 16:16

I. Nêu vấn đề:

Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du luôn có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến)

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích ý kiến:

Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

2. Chứng minh

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích) Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích). Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm)

b. Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích.

Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: Không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện ró từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...)

3. Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều". (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

III. Kết thúc vấn đề

Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn đàn dân tộc.
Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 9 2019 lúc 21:20

-Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch.

-> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

-Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện.
-Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích)
-Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
La Hoàng Lê
Xem chi tiết
Albert Einstein
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết
Như Quỳnh Trần
Xem chi tiết
Otaku Anime - Hủ nữ
Xem chi tiết
Trần An Nhi
Xem chi tiết
vxl vlogs
Xem chi tiết
Võ Tiến Minh
Xem chi tiết
tran thi phuong
Xem chi tiết