Bài 44. Rượu etylic

Cẩm Vân Nguyễn Thị

HÓA HỌC VÀ CUỘC SỐNG

Hàng năm, cứ đến dịp tết thì báo đài lại đưa tin số ca ngộ độc rượu lại gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc rượu chính là nạn nhân đã uống phải rượu có pha cồn công nghiệp.

Em hãy giải thích vì sao: rượu và cồn công nghiệp đều có thành phần chính là etanol(etylic). Tuy nhiên rượu thì uống được, còn cồn công nghiệp thì không được uống?

Bài tập Hóa học

Quách Thành Thống
16 tháng 11 2018 lúc 9:15

Rượu cồn công nghiệp có hàm lượng methanol rất cao vượt mức cho phép nhiều lần. Mà khi đi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương cho các tế bào đặc biệt là ở mắt và não. Mà trên thực tế thì methanol không được phép có trong cơ thể. Còn rượu bình thường nếu được nấu đúng cách thì hàm lượng methanol sinh ra trong quá trình nấu là không đáng kể, không gây ra nguy hiểm( vẫn có trường hợp nguy hiểm vì uống quá nhiều).

Bình luận (0)
Quách Thành Thống
16 tháng 11 2018 lúc 9:32

Trả lời lại:

Rượu nếu được nấu đúng cách thì trong rượu hàm lượng etanol ở mức thấp có thể uống được. Còn cồn công nghiệp có hàm lượng etanol cao kèm theo đó còn có cả methanol là chất độc nên cồn công nghiệp không thể uống được.

Bình luận (0)
Thanh Dat Nguyen
19 tháng 11 2018 lúc 16:49

Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.

Etanol là một ancol mạch hở, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OHthể hiện cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của dimetyl ete. Etanol thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5) là Et.

Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C), dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ78,39 độ C), hóa rắn ở -114,15 độ C, tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.

Etanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là 1,36242 (ở λ=589,3 nm và 18,35 °C).[14]

Điểm ba trạng thái của etanol là 150 K ở áp suất 4,3 × 10−4 Pa.[15]

Etanol là một dung môi linh hoạt, có thể pha trộn với nước và với các dung môi hữu cơ khác như axit axetic, axêton, benzen, cacbon tetrachlorua, cloroform, dietyl ete, etylen glycol, glycerol, nitrometan, pyridin, và toluen.[14][16] Nó cũng có thể trộn với các hydrocacbon béo nhẹ như pentan và hexan, và với các clorua béo như trichloroetan và tetrachloroetylen.[16]

Tính hòa tan của etanol với nước trái ngược với tính không thể trộn lẫn của các chất cồn có chuỗi dài hơn (có từ 5 nguyên tử cácbon trở lên), tính chất không thể trộn lẫn này giảm mạnh khi số nguyên tử cacbon tăng.[17] Sự trộn lẫn của etanol với các ankan chỉ xảy ra ở những ankan đến undecan, hòa trộn với dodecan và các ankan cao hơn thể hiện một khoảng cách trộng lẫn ở một nhiệt độ nhất định (khoảng 13 °C đối với dodecan[18]). Khoảng cách trộn lẫn có khuynh hướng rộng hơn với các ankan cao hơn và nhiệt độ cao hơn để tăng tính hòa trộn toàn bộ.

Hỗn hợp etanol-nước có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích thành phần với một tỷ lệ nhất định. Khi trộn lẫn cùng một lượng etanol và nước chỉ tạo thành 1,92 thể tích hỗn hợp.[14][19]Hỗn hợp etanol và nước có tính tỏa nhiệt với lượng nhiệt lên đến 777 J/mol[20] ở nhiệt độ 298 K (25 độ C).

Hỗn hợp etanol và nước tạo thành một azeotrope với tỉ lệ mol 89% etanol và 11% mol nước[21] hay một hỗn hợp 96% thể tích etanol và 4% nước ở áp suất bình thường và nhiệt độ 351 K. Thành phần azeotropic này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và áp suất và biến mất ở nhiệt độ dưới 303 K.[22]

Hydrogen bonding in solid ethanol at −186 °C

Các liên kết hydro làm cho etanol nguyên chất có tính hút ẩm, làm chúng sẵn sàng hút hơi nước trong không khí. Sự phân cực tự nhiên của nhóm chức hydroxyl làm cho etanol có thể hòa tan một số hợp chất ion như natri và kali hydroxit, magiê clorua, canxi clorua, ammoni clorua, ammoni bromua, và natri bromua.[16] Natri và kali clorua ít tan trong etanol[16] Do phân tử etanol có một đầu không phân cực, nó cũng sẽ hòa tan các hợp chất không phân cực, bao gồm hầu hết tinh dầu[23] và nhiều chất hương liệu, màu, và thuốc.

Tính chất của một rượu đơn chức[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng thế với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Ví dụ:

2 C2H5OH + 2 Na -> 2 C2H5ONa + H2

Phản ứng este hóa, phản ứng giữa rượu và axit với môi trường là axit sulfuric đặc nóng tạo ra este. Ví dụ:

C2H5OH + CH3COOH -> CH3COOC2H5 + H2O

Phản ứng loại nước như tách nước trong một phân tử để tạo thành olefin, trong môi trường axit sulfuric đặc ở 170 độ C:

C2H5OH -> C2H4 + H2O

Hay tách nước giữa 2 phân tử rượu thành ether

C2H5OH + C2H5OH -> C2H5-O-C2H5 + H2O

Phản ứng oxi hóa, trong đó rượu bị oxi hóa theo 3 mức: DDOCHAU(hữu hạn) thành aldehyde, axit hữu cơ và oxi hóa hoàn toàn (đốt cháy) thành CO2 và H2O. Ví dụ ở mức 1, trong môi trường nhiệt độ cao

CH3-CH2-OH + CuO -> CH3-CHO + Cu + H2O

Mức 2, có xúc tác:

CH3-CH2-OH + O2 -> CH3-COOH + H2O

Mức 3

C2H5OH + 3 O2 -> 2 CO2 + 3 H2O

Phản ứng riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng tạo ra butadien-1,3: cho hơi rượu đi qua chất xúc tác hỗn hợp, ví dụ Cu + Al2O3 ở 380-400 độ C, lúc đó xảy ra phản ứng tách loại nước

2C2H5OH -> CH2=CH-CH=CH2 + 2 H2O + H2

Phản ứng lên men giấm: oxi hóa rượu etylic 10 độ bằng oxi không khí có mặt men giấm ở nhiệt độ khoảng 25 độ C.

CH3-CH2-OH + O2 -> CH3-COOH + H2O

Etanol được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp và thông thường nó được sản xuất từ các nguyên liệu dầu mỏ, chủ yếu là thông qua phương pháp hyđrat hóa êtylen bằng xúc tác axít, được trình bày theo phản ứng hóa học sau. Cho etilen hợp nước ở 300 độ C, áp suất 70-80 atm với chất xúc tác là axit wolframic hoặc axit phosphoric:

H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH

Chất xúc tác thông thường là axít phốtphoric, được hút bám trong các chất có độ xốp cao chẳng hạn như điatomit (đất chứa tảo cát) hay than củi; chất xúc tác này đã lần đầu tiên được công ty dầu mỏ Shell sử dụng để sản xuất etanol ở mức độ công nghiệp năm 1947. Các chất xúc tác rắn, chủ yếu là các loại ôxít kim loại khác nhau, cũng được đề cập tới trong các sách vở hóa học.

Trong công nghệ cũ, lần đầu tiên được tiến hành ở mức độ công nghiệp vào năm 1930 bởi Union Carbide, nhưng ngày nay gần như đã bị loại bỏ thì êtylen đầu tiên được hyđrat hóa gián tiếp bằng phản ứng của nó với axít sulfuric đậm đặc để tạo ra êtyl sulfat, sau đó chất này được thủy phân để tạo thành etanol và tái tạo axít sulfuric:

H2C=CH2 + H2SO4 → CH3CH2OSO3H

CH3CH2OSO3H + H2O → CH3CH2OH + H2SO4

Etanol để sử dụng công nghiệp thông thường là không phù hợp với mục đích làm đồ uống cho con người ("biến tính") do nó có chứa một lượng nhỏ các chất có thể là độc hại (chẳng hạn metanol) hay khó chịu (chẳng hạn denatonium- C21H29N2O•C7H5O2-là một chất rất đắng, gây tê). Etanol biến tính có số UN là UN 1987 và etanol biến tính độc hại có số là UN 1986.

Lên men[sửa | sửa mã nguồn]

Etanol để sử dụng trong đồ uống chứa cồn cũng như phần lớn etanol sử dụng làm nhiên liệu, được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất định (quan trọng nhất là Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều kiện không có ôxy (gọi là yếm khí), chúng sản xuất ra etanol và cacbon điôxít CO2. Phản ứng hóa học tổng quát có thể viết như sau:

C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2

Quá trình nuôi cấy men rượu theo các điều kiện để sản xuất rượu được gọi là ủ rượu. Men rượu có thể phát triển trong sự hiện diện của khoảng 20% rượu, nhưng nồng độ của rượu trong các sản phẩm cuối cùng có thể tăng lên nhờ chưng cất.

Để sản xuất etanol từ các nguyên liệu chứa tinh bột như hạt ngũ cốc thì tinh bột đầu tiên phải được chuyển hóa thành đường. Trong việc ủ men bia, theo truyền thống nó được tạo ra bằng cách cho hạt nảy mầm hay ủ mạch nha. Trong quá trình nảy mầm, hạt tạo ra các enzym có chức năng phá vỡ tinh bột để tạo ra đường. Để sản xuất etanol làm nhiên liệu, quá trình thủy phân này của tinh bột thành glucoza được thực hiện nhanh chóng hơn bằng cách xử lý hạt với axít sulfuric loãng, enzym nấm amylas, hay là tổ hợp của cả hai phương pháp.

Về tiềm năng, glucoza để lên men thành etanol có thể thu được từ xenluloza. Việc thực hiện công nghệ này có thể giúp chuyển hóa một loại các phế thải và phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều xenluloza, chẳng hạn lõi ngô, rơm rạ hay mùn cưa thành các nguồn năng lượng tái sinh. Cho đến gần đây thì giá thành của các enzym cellulas có thể thủy phân xenluloza là rất cao. Hãng Iogen ở Canada đã đưa vào vận hành xí nghiệp sản xuất etanol trên cơ sở xenluloza đầu tiên vào năm 2004.

Phản ứng thủy phân cellulose gồm các bước. Bước 1, thủy phân xenluloza thành mantoza dưới tác dụng của men amylaza.

(C6H10O5)n -> C12H22O11

Bước 2, thủy phân tiếp mantoza thành glucoza hoặc fructoza dưới tác dụng của men mantaza.

C12H22O11 -> C6H12O6

Bước 3, phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima.

C6H12O6 -> 2 C2H5OH + 2 CO2

Với giá dầu mỏ tương tự như các mức giá của những năm thập niên 1990 thì công nghệ hyđrat hóa êtylen là kinh tế một cách đáng kể hơn so với công nghệ lên men để sản xuất etanol tinh khiết. Sự tăng cao của giá dầu mỏ trong thời gian gần đây, cùng với sự không ổn định trong giá cả nông phẩm theo từng năm đã làm cho việc dự báo giá thành sản xuất tương đối của công nghệ lên men và công nghệ hóa dầu là rất khó.

Làm tinh khiết

Đối với hỗn hợp etanol và nước, điểm sôi hỗn hợp (azeotrope) cực đại ở nồng độ 96% etanol và 4% nước. Vì lý do này, chưng cất phân đoạn hỗn hợp etanol-nước (chứa ít hơn 96% etanol) không thể tạo ra etanol tinh khiết hơn 96%. Vì vậy, 95% etanol trong nước là dung môi phổ biến nhất.

Hai hướng cạnh tranh nhau có thể sử dụng trong sản xuất etanol tinh chất. Để phá vỡ điểm sôi hỗn hợp nhằm thực hiện việc chưng cất thì một lượng nhỏ benzen có thể thêm vào, và hỗn hợp lại được chưng cất phân đoạn một lần nữa. Benzen tạo ra điểm sôi hỗn hợp cấp ba với nước và etanol nhằm loại bỏ etanol ra khỏi nước, và điểm sôi hỗn hợp cấp hai với etanol loại bỏ phần lớn benzen. Etanol được tạo ra không chứa nước. Tuy nhiên, một lượng rất nhỏ (cỡ phần triệu benzen vẫn còn, vì thế việc sử dụng etanol đối với người có thể gây tổn thương cho gan.

Ngoài ra, sàng phân tử có thể sử dụng để hấp thụ có chọn lọc nựớc từ dung dịch 96% etanol. Zeolit tổng hợp trong dạng viên tròn có thể sử dụng, cũng như là bột yến mạch. Hướng tiếp cận bằng zeolit là đặc biệt có giá trị, vì có khả năng tái sinh zeolit trong hệ khép kín về cơ bản là không giới hạn số lần, thông qua việc làm khô nó với luồng hơi CO2nóng. Etanol tinh chất được sản xuất theo cách này không có dấu tích của benzen, và có thể sử dụng như là nhiên liệu hay thậm chí khi hòa tan có thể dùng để làm mạnh thêm các loại rượu như rượu vang pooctô (có nguồn gốc ở Bồ Đào Nha hay rượu vang sherry (có nguồn gốc ở Tây Ban Nha) trong các hoạt động nấu rượu truyền thống

Etanol có thể sử dụng như là nhiên liệu cồn (thông thường được trộn lẫn với xăng) và trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác. Etanol cũng được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó. Tại Hoa Kỳ, Iowa là bang sản xuất etanol cho ô tô với sản lượng lớn nhất.

Nó dễ dàng hòa tan trong nước theo mọi tỷ lệ với sự giảm nhẹ tổng thể về thể tích khi hai chất này được trộn lẫn nhau. Etanol tinh chất và etanol 95% là các dung môi tốt, chỉ ít phổ biến hơn so với nước một chút và được sử dụng trong các loại nước hoa, sơn và cồn thuốc. Các tỷ lệ khác của etanol với nước hay các dung môi khác cũng có thể dùng làm dung môi. Các loại đồ uống chứa cồn có hương vị khác nhau do có các hợp chất tạo mùi khác nhau được hòa tan trong nó trong quá trình ủ và nấu rượu. Khi etanol được sản xuất như là đồ uống hỗn hợp thì nó là rượu ngũ cốc tinh khiết.

Dung dịch chứa 70% etanol chủ yếu được sử dụng như là chất tẩy uế. Etanol cũng được sử dụng trong các gel vệ sinh kháng khuẩn phổ biến nhất ở nồng độ khoảng 62%. Khả năng khử trùng tốt nhất của etanol khi nó ở trong dung dịch khoảng 70%; nồng độ cao hơn hay thấp hơn của etanol có khả năng kháng khuẩn kém hơn. Etanol giết chết các vi sinh vật bằng cách biến tính protein của chúng và hòa tan lipit của chúng. Nó là hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus, nhưng không hiệu quả trong việc chống lại các bào tử vi khuẩn.

Rượu vang chứa ít hơn 16% etanol không tự bảo vệ được chúng trước vi khuẩn. Do điều này, vang Bordeaux thông thường được làm nặng thêm bằng etanol tới ít nhất 18% etanol theo thể tích để ngăn chặn quá trình lên men nhằm duy trì độ ngọt và trong việc pha chế để lưu trữ, từ thời điểm đó nó trở thành có khả năng ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong rượu, cũng như có thể lưu trữ lâu năm trong các thùng gỗ có thể 'thở', bằng cách này vang Bordeaux có thể lưu trữ lâu năm mà không bị hỏng. Do khả năng sát khuẩn của etanol nên các đồ uống chứa trên 18% etanol theo thể tích có khả năng bảo quản lâu dài.

Nhóm hyđrôxyl trong phân tử etanol thể hiện tính axít cực yếu, nhưng khi xử lý bằng kim loại kiềm hay các bazơ cực mạnh, ion H+ có thể bị loại khỏi để tạo ra ion êthôxít, C2H5O-.

Xăng E5[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ ngày 1/1/2018 Việt Nam đưa xăng E5 (Ron92 95%, ethanol 5%) vào sử dụng trong toàn quốc. So với thế giới có lẽ chậm một bước vì một số quốc gia đã đưa vào sử dụng xăng E10, E15....

Xăng E5 được đưa vào sử dụng như mở ra như một kỳ vọng vào việc giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch, với các tác động tích cực như đốt cháy hoàn toàn các cặn trong động cơ, thải ra môi trường ít các khí độc hại hơn, khi cháy tỏa năng lượng nhiều hơn, phương thức sản xuất Etanol bằng việc lên men các nông sản chính là một trong những lợi thế của Việt Nam.

Với hầu hết các xe được sản xuất sau 1993 thì E5 dường như chẳng gây ra một tác động xấu nào đến động cơ.

Xăng E5 là sự khẳng định rằng Việt Nam ngày càng quan tâm đế việc bảo vệ môi trường.

Các chất hóa học dẫn xuất từ etanol[sửa | sửa mã nguồn]

Êtyl este

Trong sự hiện diện của chất xúc tác axít (thông thường là axít sulfuric) etanol phản ứng với các axít cacboxylic để tạo ra êtyl este:

CH3CH2OH + RCOOH → RCOOCH2CH3 + H2O

Hai êtyl este được sản xuất nhiều nhất là êtyl acrylat (từ etanol và axít acrylic) và êtyl axêtat (từ etanol và axít axêtic). Êtyl acrylat là một đơn phân tử được sử dụng trong sản xuất polyme acrylat có công dụng làm chất kết dính hay các vật liệu che phủ. Êtyl axêtat là dung môi phổ biến sử dụng trong sơn, các vật liệu che phủ và trong công nghiệp dược phẩm. Các êtyl este khác cũng được sử dụng trong công nghiệp nhưng với sản lượng ít hơn như là các chất tạo mùi hoa quả nhân tạo.

Dấm

Dấm là dung dịch loãng của axít axêtic được điều chế bằng phản ứng của vi khuẩn Acetobacter trên dung dịch etanol. Mặc dù theo truyền thống người ta điều chế dấm từ các đồ uống chứa cồn như rượu vang, rượu táo vàbia nhưng dấm cũng có thể điều chế từ các dung dịch etanol công nghiệp. Dấm điều chế từ etanol chưng cất được gọi là "dấm chưng cất" và nó được sử dụng phổ biến trong ngâm dấm thực phẩm hay làm gia vị.

Êtylamin

Khi nung nóng tới 150–220 °C trên chất xúc tác niken gốc silica- hay alumina-, etanol và amôniắc phản ứng với nhau để tạo ra êtylamin. Các phản ứng tiếp theo tạo ra điêtylaminvà triêtylamin:

CH3CH2OH + NH3 → CH3CH2NH2 + H2O

CH3CH2OH + CH3CH2NH2 → (CH3CH2)2NH + H2O

CH3CH2OH + (CH3CH2)2NH → (CH3CH2)3N + H2O

Các êtylamin được sử dụng trong việc tổng hợp các dược phẩm, hóa chất nông nghiệp và các chất hoạt tính bề mặt.

Các hợp chất khác

Etanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng, và trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác. Hiện nay, nó đã được thay thế trong nhiều ứng dụng bằng các nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, trên thị trường của các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhưng các cơ sở hạ tầng của công nghiệp hóa dầu thì còn chưa phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil thì etanol có thể được sử dụng để sản xuất các hóa chất mà được các nước phương Tây phát triển sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, bao gồm êtylen và butađien.

Các nguy hiểm[sửa | sửa mã nguồn] Etanol và hỗn hợp của nó với nước chứa trên 50% etanol (cồn 50 độ trở lên) là các chất dễ cháy và dễ dàng bắt lửa. Etanol trong cơ thể người được chuyển hóa thành axêtalđêhít do enzym alcohol dehydrogenas phân hủy rượu và sau đó thành axít axêtic bởi enzym axêtalđêhít dehydrogenasphân hủy axêtalđêhít. Axêtalđêhít là một chất có độc tính cao hơn so với etanol. Axêtalđêhít cũng liên quan tới phần lớn các triệu chứng lâm sàng liên quan tới rượu. Người ta đã thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư và chứng nghiện rượu. Mặc dù etanol không phải là chất độc có độc tính cao, nhưng nó có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4%. Nồng độ cồn tới 0,5% hoặc cao hơn nói chung là dẫn tới tử vong. Nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình trạng hôn mê. Tại nhiều quốc gia có luật điều chỉnh về nồng độ cồn trong máu khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. Rượu mêtylic hay metanol là rất độc, không phụ thuộc là nó vào cơ thể theo cách nào (da, hô hấp, tiêu hóa). Người ta cũng đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa etanol và sự phát triển của Acinetobacter baumannii, vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệ bài tiết. Sự phát hiện này là trái ngược với sự nhầm lẫn phổ biến cho rằng uống rượu có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm. (Smith và Snyder, 2005)
Bình luận (5)
Khả Vân
15 tháng 11 2018 lúc 22:11

Rượu uống (rượu ethanol/ethylic) được cơ thể con người chuyển hóa thành axit citric và được xử lý thông qua gan của chúng ta. Về lý thì không ai dùng methanol nguyên chất làm rượu ( trong rượu uống hàm lượng methanol thấp dưới mức cho phép), tuy nhiên vì nhiều lý do (nhất là lợi nhuận) nên methanol được dùng để điều chế rượu dưới nhiều hình thức.Cồn công nghiệp có hàm lượng methanol rất cao mà Methanol rất độc đối với con người, bởi cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde và tiếp đến là oxy hóa thành axit formic rồi tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận mô mềm khác như thận và gan. Do đó rượu uống được còn cồn công nghiệp thì không uống được.

Bình luận (0)
Đoàn Gia Khánh
16 tháng 11 2018 lúc 17:50

Rượu pha bằng cồn công nghiệp rất nguy hiểm bởi khởi đầu nó có tác dụng tương tự như rượu thông thường. Khi vào cơ thể, nó được chuyển hóa trở thành chất độc gây tổn thương đến tất cả cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt và não… Phải mất 12 giờ hoặc thậm chí 1-2 ngày sau khi uống, nạn nhân mới có biểu hiện ngộ độc như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, hôn mê…; khi đó thì tình trạng đã nặng nguy hiểm đến tính mạng…..Vậy rượu thường thì uống được còn cồn công nghiệp rất nguy hiểm

Bình luận (0)
Miinhhoa
16 tháng 11 2018 lúc 18:10

Thành phần chủ yếu của rượu trắng là nước và cồn êtila. Cồn êtila còn được gọi là cồn. Nguyên liệu để sản xuất ra cồn có trong rượu trắng mà chúng ta thường uống là các loại củ và các loại vỏ. Nguyên liệu để nấu các loại rượu cao cấp là cao lương, tiêu mạch và các loại lương thực khác. Vì nguyên liệu để chế biến các loại cồn này đều là lương thực và các loại vỏ nên nếu uống các loại rượu được pha từ các loại cồn này thì dù loại rượu đó có nồng độ cồn cao hay thấp đều không có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên uống với liều lượng vừa phải.
Cồn công nghiệp được trưng cất bằng phương pháp đặc biệt từ loại cồn thông thường sau khi cho thêm vào một lượng nhỏ cồn nguyên chất (nguyên liệu chủ yếu của cồn nguyên chất là mùn gỗ). Cồn nguyên chất có rất nhiều tác dụng trong công nghiệp, nó có thể được dùng làm nguyên liệu để đốt cháy, và thường được dùng làm chất xúc tác cho một số chất hữu cơ. Cồn nguyên chất và cồn êtila có tính chất và cấu tạo hoá học gần giống nhau, nhưng giá thành của cồn nguyên chất rẻ hơn, vì vậy trong công nghiệp người ta thường pha thêm cồn nguyên chất vào trong cồn êtila để hạ thấp giá thành và nó được ứng dụng rộng rãi hơn. Nhưng, cồn nguyên chất lại có một nhược điểm rất lớn, đó là có hại cho cơ thể con người.
Sau khi uống rượu có chứa cồn nguyên chất, cồn nguyên chất vào trong cơ thể con người sẽ biến thành axit đậm đặc có hại cho cơ thể. oại cồn này không thể tham gia vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể và rất khó bài tiết ra ngoài. Nó tích tụ trong cơ thể con người và trở thành mầm bệnh. Hệ thống thần kinh mẫn cảm và nhãn cầu rất dễ bị cồn nguyên chất làm tổn hại, các hệ thống trao đổi chất trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn do trúng độc. Được biết, một người trưởng thành chỉ cần uống nhầm 5 đến 10 mililít cồn nguyên chất cũng sẽ bị trúng độc nghiêm trọng. Nếu uống đến 30 mililít cồn nguyên chất sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy, nghiêm cấm không được dùng cồn công nghiệp pha vào nước làm rượu để uống, tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.

Bình luận (5)
Hà Phước
16 tháng 11 2018 lúc 21:48

Rượu chính là cồn tan trong nước, với tỷ lệ cồn thay đổi từ vài phần trăm đến 45 phần trăm, đôi khi nhiều hơn ở những loại rượu cực mạnh. Nhưng Bạn cần phân biệt rõ đây là cồn thực phẩm, hay cồn y tế ( cồn y tế thường được pha thêm một số phẩm màu để tránh các bợm sử dụng làm rượu uống ). Trong chuyên môn, loại cồn này có tên là Ethanol hay drinking alcohol ( cồn uống ).
Một loại cồn khác có tên là Methanol, hay methyl alcohol, ta gọi là cồn công nghiệp, dùng làm dung môi hoặc làm chất đốt. Methanol có vị ngọt thanh , thơm hơn Ethanol nhưng rất độc. Một số người bất lương dùng loại cồn này pha vào rượu dẫn đến cái chết của nhiều bợm rượu mà ta vẫn nghĩ là say rượu trúng gió. Người bị ngộ độc loại cồn này thường hôn mê gan, mà nếu uống Ethanol thì chỉ say mà không chết như hằng bao năm nay. Khổ nỗi Methanol có mùi vị của rượu hảo hạng và linh động hơn Ethanol rất nhiều. Methanol xuất xứ từ phương bắc hiện có rất nhiều trên đất nước ta, tôi cũng muốn qua đây xin các Bạn hết sức cảnh giác cho mình và người thân, đặc biệt với những chai rượu ngoại làm giả, họ dùng Methanol để có sắc trong veo sóng sánh, độc chết người.

Bình luận (0)
Đoàn Gia Khánh
18 tháng 11 2018 lúc 6:23

cho em tả lời lại

Rượu trong hóa học gọi là ancol(tiếng anh là alcohol) là chỉ những hợp chất hữu cơ có chứa nhóm –OH. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày nói từ rượu thì chúng ta tự hiểu với nhau là rượu etylic(C2H5OH), đây là 1 ancol có thể uống được, gây kích thích thần kinh. Rượu uống được chưng cất bằng phương pháp lên men từ tinh bột hoặc là đường. Nếu lên men từ gạo nếp thì ta gọi là rượu nếp, từ ngô gọi là rượu ngô,…Lên men từ các hoa quả như nho, dâu tây, đào…thì gọi là rượu vang.

Cồn cũng có thành phần chính là rượu etylic(C2H5OH) nhưng chỉ khác là cồn được điều chế từ mùn cưa, cỏ, bã mía,..Và chính từ nguồn gốc này mà cồn ngoài thành phần chính là rượu etylic(C2H5OH) còn chứa các chất khác rất độc khác như: metanol(CH3OH); andehit axetic (CH3CHO); andehit fomic,…Trong đó metanol là chất cực độc, uống 1 chút thì có thể đau đầu, choáng váng, mù mắt, nặng hơn thì tử vong. Còn andehit axetic là chất độc có thể gây ung thư. Do vậy cồn chỉ được dùng trong công nghiệp: dung môi pha sơn, rửa kính ô tô, chất chống đông trong xăng,.

Bình luận (0)
lethucuyen
18 tháng 11 2018 lúc 19:15

Rượu chính là cồn tan trong nước, với tỷ lệ cồn thay đổi từ vài phần trăm đến 45 phần trăm, đôi khi nhiều hơn ở những loại rượu cực mạnh. Nhưng Bạn cần phân biệt rõ đây là cồn thực phẩm, hay cồn y tế ( cồn y tế thường được pha thêm một số phẩm màu để tránh các bợm sử dụng làm rượu uống ). Trong chuyên môn, loại cồn này có tên là Ethanol hay drinking alcohol ( cồn uống ).
Một loại cồn khác có tên là Methanol, hay methyl alcohol, ta gọi là cồn công nghiệp, dùng làm dung môi hoặc làm chất đốt. Methanol có vị ngọt thanh , thơm hơn Ethanol nhưng rất độc. Một số người bất lương dùng loại cồn này pha vào rượu dẫn đến cái chết của nhiều bợm rượu mà ta vẫn nghĩ là say rượu trúng gió. Người bị ngộ độc loại cồn này thường hôn mê gan, mà nếu uống Ethanol thì chỉ say mà không chết như hằng bao năm nay. Khổ nỗi Methanol có mùi vị của rượu hảo hạng và linh động hơn Ethanol rất nhiều. Methanol xuất xứ từ phương bắc hiện có rất nhiều trên đất nước ta, tôi cũng muốn qua đây xin các Bạn hết sức cảnh giác cho mình và người thân, đặc biệt với những chai rượu ngoại làm giả, họ dùng Methanol để có sắc trong veo sóng sánh, độc chết người.

Bình luận (0)
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
27 tháng 12 2018 lúc 15:12

Cồn công nghiệp được trưng cất bằng phương pháp đặc biệt từ loại cồn thông thường sau khi cho thêm vào một lượng nhỏ cồn nguyên chất (nguyên liệu chủ yếu của cồn nguyên chất là mùn gỗ). Cồn nguyên chất có rất nhiều tác dụng trong công nghiệp, nó có thể được dùng làm nguyên liệu để đốt cháy, và thường được dùng làm chất xúc tác cho một số chất hữu cơ. Cồn nguyên chất và cồn êtila có tính chất và cấu tạo hoá học gần giống nhau, nhưng giá thành của cồn nguyên chất rẻ hơn, vì vậy trong công nghiệp người ta thường pha thêm cồn nguyên chất vào trong cồn êtila để hạ thấp giá thành và nó được ứng dụng rộng rãi hơn. Nhưng, cồn nguyên chất lại có một nhược điểm rất lớn, đó là có hại cho cơ thể con người.

Sau khi uống rượu có chứa cồn nguyên chất, cồn nguyên chất vào trong cơ thể con người sẽ biến thành axit đậm đặc có hại cho cơ thể. oại cồn này không thể tham gia vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể và rất khó bài tiết ra ngoài. Nó tích tụ trong cơ thể con người và trở thành mầm bệnh. Hệ thống thần kinh mẫn cảm và nhãn cầu rất dễ bị cồn nguyên chất làm tổn hại, các hệ thống trao đổi chất trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn do trúng độc. Được biết, một người trưởng thành chỉ cần uống nhầm 5 đến 10 mililít cồn nguyên chất cũng sẽ bị trúng độc nghiêm trọng. Nếu uống đến 30 mililít cồn nguyên chất sẽ dẫn đến tử vong.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê My
Xem chi tiết
Bùi Thế Nghị
Xem chi tiết
21_Nguyễn Hoàng Lộc_10a2
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Trang Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân
Xem chi tiết
Lê Linh
Xem chi tiết
Cao Minh
Xem chi tiết
Kelly Nguyễn
Xem chi tiết