Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Ngọc Minh Tâm

1. Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ?

2. Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê?

3. Điệp ngữ là gì? Có mấy kiểu điệp ngữ

Thời Sênh
14 tháng 11 2018 lúc 20:15

2. Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Khánh Linh
14 tháng 11 2018 lúc 20:16

1/

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nó nằm trong biện pháp tu từ

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng; Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
14 tháng 11 2018 lúc 20:16

1,Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

có 4 kiểu hoán dụ:

*Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ:

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

*Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh


Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

*Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.

*Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm. 2,Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. có bao nhiêu kiểu liệt kê: *Xét theo cấu tạo, Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
*Xét theo ý nghĩa, Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm… chính 3,

-Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.

-Các dạng điệp ngữ:

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)

B. Ví dụ minh họa:

+ Điệp ngữ cách quãng

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

-TGT-XQ

+ Điệp ngữ nối tiếp

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

-PTD-

+Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Khánh Linh
14 tháng 11 2018 lúc 20:17

2/Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Khánh Linh
14 tháng 11 2018 lúc 20:21

3/Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ(hoặc cả 1 câu) để làm nổi bât ý, gây cảm xúc. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ

-Các dạng điệp ngữ:

+Nối tiếp

+Chuyển tiếp

+Cách quãng

Bình luận (0)
@Nk>↑@
14 tháng 11 2018 lúc 20:28

1.Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Có 4 kiểu hoán dụ:

+Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

+Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

+Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

2.Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Các kiểu liệt kê:

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến

3. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lập lại từ ngữ(hoặc cả 1 câu) làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

Có 3 kiểu điệp ngữ:

+Điệp ngữ nối tiếp

+Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

+Điệp ngữ chuyển tiếp

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Tuong Vy Ta
Xem chi tiết
Hoàng đức thắng
Xem chi tiết
Luân Nguyễn Khoa
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Viết Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Giáng My
Xem chi tiết
Thảo Trân
Xem chi tiết