Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Nga Phạm

Cho đường tròn tâm O đường kính DA=2R, dây BC vuông góc với OA tại M ,gọi E là điểm đối xứng với A qua M.

a)Tứ giác ACEB là hình gì

b)Gọi K là giao điểm của CE với BD .C/m rằng K nằm trên đường tròn đường kính ED.

c)Nếu AM=2R/3 .Tính độ dài dây DB theo R

Ngô Kim Tuyền
13 tháng 11 2018 lúc 14:00

Đường tròn

a) Vì đường kính DA vuông góc với dây BC (1)

\(\Rightarrow MB=MC\left(2\right)\)

Mà MA = ME (E đối xứng với A qua M) (3)

Từ (2), (3) \(\Rightarrow\) Tứ giác ACEB là hình bình hành (4)

Từ (1) \(\Rightarrow EA\perp BC\) (5)

Từ (4),(5) \(\Rightarrow\) Tứ giác ACEB là hình thoi

b) Vì \(\Delta BDA\) có cạnh DA là đường kính của đường tròn tâm O nên \(\Delta BDA\) vuông tại B

\(\Rightarrow DB\perp AB\) (6)

Từ (4) \(\Rightarrow EC\) // AB \(\Rightarrow KC\) // AB (7)

Từ (6), (7) \(\Rightarrow DB\perp KC\)

\(\Rightarrow DK\perp KE\)

\(\Rightarrow\Delta DKE\) vuông tại K

\(\Rightarrow\) Tam giác DKE nội tiếp đường tròn có đường kính là ED

Nên điểm K nằm trên dường tròn đường kính ED

c) Ta có: DM = DA - MA = 2R - \(\dfrac{2R}{3}=\dfrac{6R-2R}{3}=\dfrac{4R}{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng đối với \(\Delta BDA\) ta có:

\(DB^2=DM.DA=\dfrac{4R}{3}.2R=\dfrac{8R^2}{3}\)

\(\Leftrightarrow DB=\sqrt{\dfrac{8R^2}{3}}=\dfrac{2R\sqrt{6}}{3}\)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thanh Thúy
Xem chi tiết
phamthiminhanh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tr Anna
Xem chi tiết
Vân Thanh
Xem chi tiết
Tiểu Thư Thư
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
phamthiminhanh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Linh
Xem chi tiết