Văn bản ngữ văn 7

Lương Huyền Ân

1)Giải thích văn bản: Mẹ tôi; Cổng trường mở ra; Cuộc chia tay của những con búp bê, được gọi là văn bản nhật dụng.

2)Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trung đại: Qua Đèo Ngang; Bánh trôi nước; Bạn đến chơi nhà.

3)Cảm nhận các câu văn sau đây:

-Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

-Đầu trò tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta.

-Mottj mảnh tình riêng ta với ta.

(Mấy bạn giúp mik với nha, bí quá. Cảm ơn m.n ^.^')

Lê Ngọc Ánh
8 tháng 11 2018 lúc 20:55

1.Các VB dưới đây được gọi là VB nhật dụng vì:

-Mẹ tôi: là 1 trang nhật ký của người con

-Cổng trường mở ra: nói về vấn đề giáo dục trẻ em- 1 vấn đề nhật dụng

-Cuộc chia tay của những con búp bê: nói về hiện tượng cha mẹ li dị kéo theo sự chia tay của những đứa con- 1 vấn đề rất gần gũi vs c/sống hàng ngày.

2.

*Qua đèo Ngang:

Nội dung

Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

3. Nghệ thuật bài thơ

– Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế..

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 11 2018 lúc 21:30

Câu 3:b)

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Lâm Thái Bảo
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Mạnh
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Phanh Cobis
Xem chi tiết