Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Ngọc Quỳnh

Câu 1: Trình bày cuộc cách mạng tư sản Anh? Nêu tính chất và ý nghĩa cuộc cách mạng này?

Câu 2: Vì sao nói phong trào công nhân TK XIX có những bước phát triển và tiến bộ vượt bậc?

Câu 3: Nêu những nội dung cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị? Em có suy nghĩ gì về những việc làm của THMT? Hãy nêu nhận xét về cuộc Duy Tân Minh Trị? Từ đó chúng ta rút ra bài học gì trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?

Câu 4: Vì sao nói Anh là nước ĐQ thực dân, Đức là nước ĐQ quân phiệt hiếu chiến? Pháp là ĐQ cho vay lãi?

Câu 5: Hãy nêu những thành tựu cách mạng công nghiệp ở Anh và hệ quả của nó?

lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 21:24

1,

- Tháng 8 - 1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).

- Tính chất : là cuộc cách mạng ko triệt để vì : + Tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại + Vấn đề ruộng đất của nông dân chưa đc giải quyết + Nhân dân ko đc hưởng quyền lợi gì - Ý nghĩa : + Lật đổ chế độ phong kiến , mở đường ch CNTB phát triển + Mở đầu 1 thời đại mới cho lịch sử loài người
Bình luận (0)
lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 21:28

3,

* Nội dung cải cách là :

- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"

- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.

- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.

* Nhận xét :
+ Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện phương thức cải cách theo hướng TBCN.
=> Cuộc Duy Tân Minh tri là một cuộc cách mạng là cuộc CM Dân chủ TS không triệt để do Liên minh quý tộc - tư sản tiến hành "từ trên xuống" còn nhiều hạn chế.

Bình luận (0)
lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 21:33

4,

* Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

* Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

- Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"

* Chủ nghĩa đế quốc Đức:

- Vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"


Bình luận (0)
lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 21:37

5,

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

* Hệ quả :

- Về kinh tế:

+ Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

+ Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

+ Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

- Về xã hội :

+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.

+ Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhoo Nhi
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Dũng
Xem chi tiết
Thiên Sứ Angla
Xem chi tiết
Trần Bích Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Chiến Công
Xem chi tiết
Annie Phạm
Xem chi tiết
Lê Phương Thanh
Xem chi tiết