Văn bản ngữ văn 7

Huong Lan Nguyen

viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ cuối của bài thơ Bạn đến chơi nhà

mình đang cần gấp

ai nhanh mình bấm cho

Giang
3 tháng 11 2018 lúc 10:54

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của làng thơ Việt Nam. Những tác phẩm của ông nói về tình cảm đơn sơ, giản dị nhưng vô giá, tiêu biểu trong số đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ trên được tác giả sáng tác cho người bạn tri kỉ của ông- Dương Khuê.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Mở đầu bài thơ là tâm trạng hồ hởi khi gặp lại người bạn tri kỷ đến thăm nhà. Tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho bạn không ngần ngại mà bộc lộ. Ai nấy như đều thấy dáng vẻ vui mừng, sốt sắng và thậm chí là phấn khích của tác giả. Có thể nói, tình bạn giữa hai người không chỉ đơn thuần dừng lại ở tình bạn lâu năm mà nó còn như tình tri kỷ, tình thân mãi mãi gắn bó.

Ngay sau đó đã xảy ra một tình huống: nhà thơ Nguyễn Khuyến không có gì để tiếp bạn cả. Ông thú nhận một loạt sự thiếu thốn và tâm sự hoàn cảnh khó khăn của mình. Ta có thể thấy sự áy náy khi ông không thể tiếp đón người bạn của mình một cách nồng hậu nhất. Tác giả thẳng thừng tâm sự với người bạn hoàn cảnh khó khăn của mình, qua đó có thể thấy sự thân thiết giữa hai người đã đạt đến cảnh giới hài hòa như một con người, không thể giấu giếm nhau điều gì nữa. Họ là đôi bạn hòa hợp về tính cách, giống nhau về lý tưởng, san se nhau về tình cảm. Dường như ta thấy ở hai con người khác nhau ấy đã có hình ảnh của người kia. Bởi lẽ họ thân thuộc và hiểu nhau đến mức hài hòa làm một.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Người xưa đã có câu rằng: “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”, khay trầu là khởi nguồn của cuộc nói chuyện tâm tình. Vậy mà trong nhà tác giả từ miếng trầu đầu môi để tiếp khách đến bữa cơm đạm bạc có cá, gà, bầu, mướp… đều không thể có. Nếu như không phải người thân quen, người khách đã có thể trách chủ nhà mất lịch sự, không hiếu khách, không ý tứ khéo léo. Nhưng đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến, vì hoàn cảnh mà không có miếng trầu mời bạn, nhưng sự thân thiết đã giúp nhà thơ không vì thế mà ngại với bạn mình. Ông vẫn kể ra với người bạn như một sự cảm thông, tâm sự. Chắc chắn rằng người bạn Dương Khuê không thể trách tác giả mà còn thương bạn mình hơn nữa.

Bác đến đây chơi, ta với ta.

Chữ “bác” thứ hai xuất hiện với tràn ngập sự kính trọng nhưng cũng phần nào thân thiết từ cách xưng hô bác-tôi. Tình bạn là thứ cao quý nhất mà không vật chất nào có thể thay thế được. Họ không phải những con người giàu có nhưng họ có tình bằng hữu thâm giao quý giá ngàn vạn lần thứ vật chất hời hợt. “Ta với ta”, dù trong câu hai chữ ta là hai người khác nhau nhưng thực chất họ đã hòa làm một bởi chính tình bạn cao quý của mình. Họ đến thăm nhau dựa trên tình tri kỉ gắn kết, hai linh hồn hòa hợp và không thể tách rời, luôn luôn vĩnh cửu. Bài thơ như dạy cho chúng ta một triết lý sống: phải luôn biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy trải lòng với mọi người và đừng bao giờ để vật chất hủy hoại giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình tri kỷ.

Tình bạn là thứ tình cảm quý giá nhất. Thông qua bài thơ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã thể hiện được tình cảm của mình với người bạn thân Dương Khuê và đồng thời nhắn nhủ với mọi người rằng hãy trân trọng tình bạn mà mình đang có, vì người bạn thân chính là một kho báu vô giá.

Cảm nhận hai câu cuối bài “ Bạn đến chơi nhà”

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Pani Ni linh nguyễn
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Mai
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết