Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

hà huy

viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về biểu hiện tình đồng đội ,đồng chí qua 2 tác phẩm đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

minh nguyet
11 tháng 8 2019 lúc 22:09

Tham khảo:

Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của những người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua của kính vỡ rồi.

Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.

Và nếu như trong Đồng chí thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.

Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ, để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.



Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 8 2019 lúc 22:18

Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của những người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.

Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.

Và nếu như trong Đồng chí thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.

Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ, để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
12 tháng 8 2019 lúc 4:23

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm Đồng chí và tác giả Chính Hữu

- Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của người lính cụ Hồ.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích

2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.

3. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình đồng chí.

- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

III. Kết bài

- Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc

- Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
kitori zack
Xem chi tiết
kitori zack
Xem chi tiết
nguyenvanthanh
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
_stalist_
Xem chi tiết
Phí Nam Phong
Xem chi tiết
Nguyen Huynh Bao Tran
Xem chi tiết
PTTD
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết