Bài 15. ADN - ADN và bản chất của gen

Phạm Thị Thanh Huyền

nêu quá trình tự nhân đôi của ADN?

Huỳnh lê thảo vy
1 tháng 11 2018 lúc 19:09

Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
Enzym ADN pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ - 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
Trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki)
Nguyên nhân một mạch tổng hợp gián đoạn: Vì enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’) sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.
Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu(nguyên tắc bán bảo tồn).
{xtypo_warning} 4. Ý nghĩa
Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền được nguyên vẹn.
Bằng thực nghiệm, có thể nhân bản ADN thành vô số bản sao trong thời gian ngắn.

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
1 tháng 11 2018 lúc 19:44

Em tham khảo link video dưới để nắm rõ quá trình nhân đô icuar ADN nha! Phần trả lời ở dưới của bạn thuộc kiến thức lớp 12 rồi!

https://www.youtube.com/watch?v=HWdCyiO6EvM&t=3s

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Maiphunggiao
Xem chi tiết
duccuong
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
Xem chi tiết
Moon Depptry
Xem chi tiết
Nhàn Phạm Thị Thanh
Xem chi tiết
Son Pham
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Lê Thị Bống
Xem chi tiết
Đại Thiếu Gia Tửng
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết