Bài viết số 2 - Văn lớp 6

Anh Đông

Lập dàn ý tự sự cho các đề sau:

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi(bỏ học,nói dối,ko làm bài,...)

Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.

Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Ko chép trên mạng

Lê Nữ Khánh Huyền
1 tháng 12 2018 lúc 14:11

đề 2: Chắc hẳn mỗi người ai cũng có kỉ niệm đáng nhớ cuả mình. Riêng tôi cũng có một kỉ niệm sâu sắc mà tôi không lúc nào thể nào quên được. Đó là một lần tôi mắc lỗi.
Gia đình tôi cũng khá đầy đủ. Tôi được bố mẹ quan tâm và lúc nào trong mắt họ tôi cũng là số một. Bố mẹ tôi sẵn lòng mua cho tôi những thứ tôi thích. Bởi vậy tôi cũng luôn là trung tâm của bạn bè. Vậy nhưng chưa một lần tôi quan tâm đến cảm xúc của bạn bè cũng như hoàn cảnh của các bạn ấy. Tôi chỉ biết duy nhất một điều là chơi với các bạn ấy, tôi cảm nhất mình là nhất. Cho tới một lần...
Tôi vốn là lớp trưởng nên phải thường xuyên báo cáo tình hình của lớp với cô giáo chủ nhiệm: nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc không đúng quy định… Và điều đó ảnh hưởng đến kết quả thi đua của toàn lớp. Lớp tôi là lớp chọn, cả lớp đã cùng quyết tâm đứng đầu trường. Kết quả thi đua học kì một thật mĩ mãn.
Vào đầu học kì hai, lớp tôi có một bạn mới chuyển về tên là Khánh. Vừa bước vào lớp tôi đã phì cười khi thấy Nam ăn mặc “quê một cục”. Cái áo quá cũ, cái quần ngắn củn. Buổi đầu vào lớp cô giáo phân Khánh ngồi cạnh tôi, dù chẳng nói ra nhưng tôi không mấy hài lòng vì tôi cảm thấy Khánh không xứng để ngồi với tôi. Lớp tôi vốn thường dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Khánh đã mấy lần làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lần thì cậu ta đi học muộn, lần thì không mặc đồng phục,...Vậy là lớp bị trừ điểm thi đua. Tôi ấm ức với cậu ta lắm. Bao nhiêu công sức tôi bỏ ra đều đổ sông đổ biển.
Và cho đến một lần, vào giờ sinh hoạt lớp, tôi không kiềm chế được sự giận dữ của mình khi cậu ta lại quên đeo khăn quàng. Lúc đó, tôi lên tiếng:
- Thưa cô! Tất cả là do bạn Khánh. Bạn ấy chẳng có ý thức và lòng tự trọng gì cả. Sao cứ làm ảnh hưởng tới lớp thế?
Lời tôi nói vang lên giữa không gian im ắng. Các bạn khác kinh ngạc rồi ngơ ngác nhìn nhau. Rồi những tiếng xì xầm, bàn tán vang lên. Nhiều ý kiến tán thành. Nhiều bạn im lặng... Khánh im lặng cúi đầu, không nói đi nói lại câu nào. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm nhìn Khánh với ánh mắt trách móc. Cả tiết sinh hoạt trôi qua trong không khí nặng nề.
Sáng mai tới lớp, tôi phấn chấn hẳn lên vì đã trút được nỗi uất ức. Cả nhóm của chúng tôi vui vẻ nói chuyện, chơi đùa với nhau. Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên giòn giã. Tôi chậc lưỡi khi Khánh vẫn chưa tới lớp. Lần này lớp lại bị trừ điểm thi đua. Nhưng thật bất ngờ, hắn lại không đến lớp. Cô giáo đã đưa tôi địa chỉ và nhờ tôi đến nhà. Tôi nhận nhiệm vụ với thái độ miễn cưỡng.
Chiều hôm ấy, tôi đến nhà Khánh. Nhà cậu ta nằm trong một con hẻm nhỏ. Ngôi nhà cấp bốn nhỏ, lụp xụp, tồi tàn.
Tôi gõ cửa. Một người phụ nữ trung niên khoảng bốn mươi bước ra.Tôi đoán là mẹ của Khánh.Thấy tôi ,bà mỉm cười hiền từ :
-Bạn của Khánh hả con? Con vào nhà đi.
Vừa bước vào nhà, tôi đứng sững lại khi trước mắt tôi là Khánh. Cậu ta đang thay áo quần cho một người đàn ông. Có lẽ là bố Khánh. Người đàn ông ấy gầy nhom, khuôn mặt xanh xao, nằm một chỗ. Khánh vừa lấy khăn lau xong chân bố, vội lấy quần mặc vào cho bác ấy. Nhìn khuôn mặt hốc hác, mắt thâm quầng của Khánh, trong tôi có những cảm xúc thật khó tả.Tôi ngồi xuống chiếc ghế đã cũ, trò chuyện cùng mẹ Khánh. Hóa ra cậu ấy đi học muộn là vì dạo này bố bạn ấy bị liệt cả người, chỉ nằm im trên gường đã mấy tháng nay. Nhà lại neo người. Bệnh viện trả về. Khánh và mẹ thay phiên nhau chăm sóc cho bố.
Tôi sững người.Lòng tôi thắt lại. Thì ra đó là lí do... Nếu tôi là bạn ấy thì tôi sẽ thế nào? Có lẽ tôi sẽ không muốn sống nữa. Chưa một lần tôi giúp đỡ mẹ. Tôi cảm thấy thật có lỗi với những hành động trước đây. Chỉ một việc nhỏ mà tôi lại hiểu lầm,xa lánh Khánh. Tôi đã đánh giá con người bạn ấy một cách vội vã.Tôi thật là đáng trách!
Ánh mắt thoáng buồn, thâm quầng của Khánh ám ảnh khiến bước chân tôi nặng nề hơn. Tôi muốn làm gì đó để giúp đỡ bạn .Tôi muốn chuộc lại lỗi của mình.Nhưng phải làm gì bây giờ? Câu hỏi ấy cứ bám riết lấy tôi.Sau lần ấy, cô giáo chủ nhiệm cùng cả lớp đến thăm gia đình bạn ấy. Còn tôi, tôi đến thường xuyên hơn, như một hành động để chuộc lại lỗi lầm của mình. Dẫu vậy ngày nào tôi cũng lặng lẽ đến thăm và chép bài giúp Khánh. Cả lớp biết hoàn cảnh của bạn, ai cũng xúc động và thương cả. Từ hôm đó, chúng tôi mở lòng với nhau hơn..
Lần mắc lỗi ấy để lại trong tôi nhiều dấu ấn sâu sắc. Tôi nhận ra một điều thật quan trọng: cần quan tâm và yêu thương hơn những người xung quanh ta. Ích kỉ và vô cảm sẽ là con dao giết chết trái tim tôi.

đề 1: Năm tháng cứ thế trôi đi, ai cũng sẽ có những kỉ niệm sâu sắc nhất với mình. Tôi cũng thế, kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi là lần mà tôi đã làm được một việc tốt – giúp một ông cụ bán vé số.
Tôi vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy. Nó đặc biệt bởi đó là là đêm giao thừa. Là khoảnh khắc để tiễn đưa năm cũ, đón năm mới sắp đến. Thành phố rực rỡ trong những ánh đèn rực rỡ màu sắc. Không gian lấp lánh hơn bởi những chùm pháo hoa buông rũ từng chùm xuống dòng sông Hàn thơ mộng. Tôi cùng gia đình dạo phố để tận hưởng cái không khí tuyệt vời thời khắc giao thừa và chiêm ngưỡng những chùm pháo hoa tuyệt đẹp. Đường phố trở nên nhộn nhịp và náo nức hẳn lên. Khung cảnh những ngày cuối cùng của năm thật rộn ràng. Xa xa, ngọn khói nghi nghút bay lên, hòa quyện vào cái không khí ngày Tết, gia đình cùng quây quần bên nhau nấu bánh chưng, bánh tét để biếu ông bà. Quả thật ấm áp! Tiếng chuông chùa, những bài thánh ca nhà thờ vang lên. Người ta cùng nhau đi chùa và cầu chúc những điều tốt lành nhất cho người thân và gia đình. Ở đằng xa kia là các cô cậu bé nhỏ diện những tà áo dài vui đùa cùng nhau. Cả gia đình tôi cùng vào một tiệm bán cơm gà. Vừa ngồi xuống thì tôi bỗng nghe tiếng của một người đàn bà quát lớn:
- Ông đem cơm ra ngoài mà ăn! Người ông nhếch nhác, bẩn thỉu thế này ngồi vào quán tôi thì năm mới làm sao mà tôi làm ăn cho ra.
Bất chợt, tôi ngẩng lên nhìn thấy một ông cụ gìa nua. Cụ trạc bảy mươi tuổi, quần áo tả tơi, luộm thuộm, đi chân đất, khuôn mặt hóc hác, mệt mỏi. Bà chủ quán sang trọng, trên người đeo đầy trang sức bằng vàng lấp lánh, miệng lẩm bẩm, lẩm bẩm,… Ông cụ lom khom bước từng bước ra khỏi quán cùng những lời xỉ vả của bà chủ quán. Ông cầm hộp cơm đi ra, ngồi xuống cột điện bên dường. Từng dòng xe chạy qua vội vã, những người đi bộ hối hả lướt ngang qua nhưng chẳng ai hỏi thăm hay nói câu nào. Thấy vậy, tôi liền chạy tới bên ông và hỏi:
-Ông ơi, ông có sao không?
Ông ngước mặt lên nhìn tôi bằng hai con mắt đỏ hoe, đôi môi tái nhợt:
-Ông không sao cháu ạ!
Tôi ân cần hỏi lại ông:
-Sao bà chủ quán lại la mắng ông thế kia?
Đôi mắt ông rưng rưng đáp lại tôi:
-Thấy ông không có gì để ăn nên khách bảo ông vào quán cơm để ăn cùng. Nhưng khi vừa ngồi xuống ông đã bị chủ quán đuổi ra ngoài. Cũng phải, ông như thế này thì ai mà dám cho vào quán!
Ông lão vẫn ngồi im. Những vết nhăn xô ép lại với nhau, ép cho giọt nước mắt khan hiếm của tuổi già chảy ra. Tôi đứng nhìn ông, nhìn vào đôi mắt sâu hoẵm của ông, tôi thấy ông thật đáng thương. Tôi cứ suy nghĩ mãi. Tại sao cũng là con người với nhau mà họ lại đối xử tệ bạc với nhau như vậy? Nhân cách của con người, hốc còn không? Phải chăng trong cuộc sống bận rộn, họ chạy theo những cám giỗ của xã hội mà dần quên đi tình người? Một chỗ ngồi để ông lão ăn dĩa cơm cũng khó khăn đến thế sao?
Bắt gặp ánh mắt của ông lão, tôi thấy được vẻ hiền từ toát lên.Tôi hỏi thăm ông:
-Đêm nay là đêm giao thừa đấy ông ạ! Sao ông không về nhà với con cháu mà lại ngồi đây lạnh lẽo thế này?
Ông đưa đôi mắt hiền từ nhìn những cặp gia đình đoàn tụ, trò chuyện vui vẻ cùng nhau trên k hắp các con phố. Tôi nghe câu chuyện của ông mà lòng nghẹn ngào, chua chát. Hóa ra trước kia ông cũng có một gia đình. Rồi con trai, con dâu ông nói ngon nói ngọt để ông chuyển sang tên trong sổ đỏ cho họ. Khi thỏa mãn được lòng tham, họ hắt hủi, dằn vặt ông. Rồi đuổi ông ra khỏi nhà… Ông sống nhờ nhà người quen và đi bán vé số để kiếm sống. Dù là Tết hay ngày thường, đối với ông cũng là những ngày dai dẳng. Người ta cũng vẫn hắt hủi ông như thế thôi!
Chẳng biết từ bao giờ nước mắt tôi lại rơi. Ông cũng khóc, nước mắt lăn dài trên gò má, nếp nhăn xô vào nhau. Tôi lục hết túi này đến túi nọ, tay rút ra một phong bì lì xì đỏ mới toanh. Tôi liền dúi phong bì vào bàn tay gầy gò của ông và nói:
-Ông nhận nhé! Cháu mừng tuổi ông đấy ạ! Cháu chúc ông năm mới vui vẻ, hạnh phúc và sớm được đoàn tụ cùng con cháu của mình.
Ông nhìn tôi chăm chăm, bàn tay run rẩy của ông nắm lấy bàn tay tôi, đôi môi nở nụ cười:
-Ông cảm ơn cháu! Gặp được cháu là niềm vui lớn nhất của ông rồi. Ông chúc cháu năm mới vui vẻ, hạnh phúc và đạt được những thứ mình ao ước nhé!
Tôi chia tay ông và trở về trong niềm vui, vui vì tôi đã làm được một việc tốt là giúp một ông cụ bất hạnh. Nhưng lời quát nạt của bà chủ quán cơm vẫn cứ vang mãi trong đầu tôi. Giá như có thể thay những lời xỉ vả đó bằng sự quan tâm và chia sẻ thì cũng đủ làm cho ông lão cảm thấy ấm lòng biết bao!
Dẫu thời gian trôi qua nhưng đó là một kỉ niệm sâu sắc đối với tôi. Nó giúp tôi rút ra bài học từ cuộc sống: Tình yêu thương, sự cảm thông là món quà tinh thần quý giá. Vì vậy chúng ta hãy sống mà cần có lòng yêu thương

để 3: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được mọi người yêu quý, kính trọng.Và người cô giúp em thấm thía hơn điều đó chính là cô Nhạn, cô giáo chủ nhiệm của em năm lớp Một. Với em, cô là người em quý mến, khâm phục nhất. Dẫu bây giờ, em không còn học với cô nữa nhưng những kỉ niệm về cô vẫn luôn vẹn nguyên trong em.
Em nhớ năm ấy, khi em mới chập chững bước những bước chân non nớt vào học lớp một. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình. Khi cô bước vào, dáng người cô thật nhanh nhẹn và cô mỉn cười chào chúng em. Cô đã ngoài ba mươi nhưng trông cô còn trẻ và đẹp lắm. Ấn tượng đầu tiên của em đối với cô có lẽ là ở đôi mắt, đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Đôi mắt ấy trìu mến yêu thương khi chúng em ngoan và ánh nhìn ấy lại nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Như tô điểm thêm cho khuôn mặt khả ái là nụ cười rất tươi của cô. Em yêu biết bao nụ cười của cô! Nụ cười ấy, như một phép màu mang đến cho chúng em nhiều niềm vui, sự thoải mái, sinh động và hứng thú hơn trong mỗi giờ học của cô. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những lời hay ý đẹp để chuyển tải bài học đến với chúng em. Và hình ảnh cô thướt tha, dịu dàng trong tà áo dài màu hồng phấn mãi khắc sâu trong tâm trí em.
Học sinh chúng em, ai cũng yêu quý cô giáo bởi cô rất hiền nhưng cũng rất nghiêm và hết lòng vì học sinh. Hàng ngày, cô rất gần gũi, ân cần, tâm lí và chăm sóc với chúng em nhưng khi đã vào tiết học, cô rất nghiêm khắc. Cô luôn nghiêm túc với công việc của mình, cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những mẫu truyện ngắn, những câu ca dao, những bài hát, những bức tranh minh họa sinh động về bài học, giúp chúng em có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật ngọt ngào truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Từng lời dạy dỗ của cô khắc sâu trong tâm trí chúng em. Và tôi biết cô luôn dành cho chúng em một tình cảm đặc biệt, tình cảm bao la, nhân hậu của một người mẹ dành cho những đứa con.
Riêng em có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người cô đáng kính của em. Cô chính là người đã làm thay đổi cuộc đời em. Đến tận bây giờ em vẫn tự hỏi mình: “Nếu ngày ấy không có cô thì bây giờ em như thế nào nhỉ?”. Em vẫn còn nhớ như in… Ngày ấy, em là cô bé nhõng nhẽo hay khóc nhè, bướng bỉnh lại lười biếng học, chưa biết viết, biết đọc. Mỗi lần tập đọc, tập viết là em khóc đòi về, làm cả lớp không ai học được.Vậy mà cô không hề trách mắng, ngược lại cô dỗ dành,uốn nắn em từng li từng tí. Cô đã tìm mọi cách để giúp em tiến bộ. Được biết, gia đình cô cũng không mấy thảnh thơi, chồng cô công tác xa, cô vừa phải đi dạy, vừa chăm sóc hai con nhỏ. Thế mà cô vẫn tranh thủ thời gian sau mỗi bữa cơm trưa, cầm tay em nắn nót từng nét chữ, tập cho em phát âm cho đúng, động viên, khích lệ em học từng bước từng bước một. Với sự tình yêu bao la và sự kiên trì của cô sau hai tháng miệt mài, em cũng biết đọc, biết viết theo kịp các bạn ở lớp. Chính sức mạnh ấy, cô đã làm cho em thay đổi từ một cô bé nhỏng nhẻo chỉ biết khóc nhè em đã vươn lên thành một trong ba bạn học giỏi nhất lớp. Nhiều lúc em nghĩ cô giống như cô tiên bước ra từ thế giới cổ tích. Nếu không có cô có lẽ bây giờ em vẫn là một đứa trẻ bướng bỉnh,lười biếng, không có nghị lực. Em biết ơn cô nhiều lắm vì cô đã thay đổi cuộc đời của em. Vì thế hình ảnh của người cô hiền lành, tận tụy sẽ mãi bên em. Dù em có rời khỏi vòng tay yêu thương của cô giáo thì em vẫn luôn khắc ghi ân tình mà cô giáo dành cho em. Em biết chỉ có sự cố gắng hết mình mới là món quà lớn nhất để tri ân, để tỏ lòng biết ơn với cô.
"Cô ơi, dù có mãi đi xa, em vẫn sẽ luôn nhớ về cô - người cô yêu quý của con". Trái tim em muốn nói thật nhiều những điều yêu thương, biết ơn cô nhưng sao nó cứ nghẹn lại không thốt thành lời. Từng giọt nắng chiếu vội qua khung cửa sổ như nhắc em nhớ đến những buổi trưa bàn tay cô nắm chặt tay em nắn nót từng nét chữ. Em thấy lòng ấm áp vô cùng mỗi khi nghĩ về người cô mà em yêu quý.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Sáng
Xem chi tiết
oOo_Cô Bé Ngốc_oOo
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
Song Tử
Xem chi tiết
gfgfgfg
Xem chi tiết
Đỗ Trang
Xem chi tiết
Linh Dreamer
Xem chi tiết