Văn bản ngữ văn 8

GS Cu Trong Cu

Viết một đoạn văn nghị luận bàn về tác hại nghiện điện thoại của giới học sinh hiện nay

Trần Diệu Linh
22 tháng 10 2018 lúc 19:06

-Tham khảo

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì?
Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.
Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu.
Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.

Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó , điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.

Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.ới cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính.

Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn.

Bình luận (1)
Nguyễn Cao Triệu Vy
22 tháng 10 2018 lúc 21:15

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.

Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.

Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.

Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.

Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.

Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Mạng xã hội kết nối bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Mạng xã hội kết nối bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Mạng xã hội kết nối yêu thương.

Bình luận (3)
Ngan Dang Bao
22 tháng 10 2018 lúc 17:56

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho chúng ta nhiều cơ hôi và thách thức. Trong đó đầu tiên phải kể đến những lợi và hại của smartphone. Ngày nay, điện thoại thông minh đã len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó trở thành phương thức liên lạc giữa mọi người, là công cụ ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa. Đồng thời, smartphone cũng mang tới kho tàng tri thức vô tận, khơi nguồn sáng tạo và trở thành công cụ giải trí cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực mà smartphone đem tới nếu quá đắm mình trong thế giới của chúng. Trước hết, nếu chỉ tập trung vào giao tiếp qua màn hình điện thoại, ta sẽ dần mất đi sự gắn kết đích thực với những người xung quanh. Mặt khác, thế giới ảo mà điện thoại thông minh mang lại có sức hấp dẫn vô cùng, dễ dàng lôi kéo và tước đi không ít thời gian của chúng ta. Chắc hẳn, bạn chưa quên hình ảnh hàng trăm người chỉ chú tâm vào màn hình để tìm Pokemon mà chẳng để ý đến các phương tiện xung quanh, gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc. Hay gần đây hơn là sự việc một cô gái trẻ ngã từ cầu vượt dành cho người đi bộ vì mải nhìn điện thoại.Thêm nữa, xu hướng nâng cấp điện thoại cũng sẽ dẫn đến một lượng rác thải công nghệ khổng lồ, gây nguy hại lớn cho môi trường. Nói tóm lại, tất cả chúng tan phải sử dụng điện thoại thông minh một cách đúng đắn để không bị lệ thuộc vào nó. Smartphone là con dao hai lưỡi. Nó là công cụ hữu ích hay là mối hiểm họa khôn lường, tất cả phụ thuộc vào bạn.

Bình luận (2)
Hiếu
8 tháng 5 2023 lúc 21:37

Trong những năm trở lại đây, công nghệ đã và đang rất phát triển, nó không có những bước tiến mang tính cách mạng nhưng có một thứ đã thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta, đó là chiếc điện thoại di động thông minh.

Không ít người lo lắng vì cho rằng mình đang bị phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại di động và tìm cách thoát khỏi nó. Nỗi sợ hãi lớn hơn khi xuất hiện khái niệm nghiện Internet trong một bộ phận giới trẻ. Vậy, đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Liệu có tồn tại khái niệm nghiện chiếc điện thoại di động?

Các bạn có thể thấy ngày nay, điện thoại thông minh len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó trở thành phương thức liên lạc giữa mọi người, là công cụ ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa. Hơn bao giờ hết, nó mang tới kho tàng tri thức vô tận và khơi nguồn sáng tạo nơi mỗi người. Chúng còn trở thành trò tiêu khiển những lúc tắc đường hay buồn chán. Tất cả gói gọn trong thiết bị nằm lọt bàn tay.

 

Vai trò của điện thoại thông minh lớn dần từng ngày, tới mức tạo ra sức hấp dẫn đến khó cưỡng. Dù cố tình lờ đi, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn cầm máy lên để trả lời tin nhắn, nhận cuộc gọi điệnhay xem thông báo từ các mạng xã hội. Không chỉ phá bĩnh giấc ngủ, nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống.

Có phải chúng ta đang bị ám ảnh về một thiết bị thần kỳ? Liệu chiếc điện thoại di động đã chiếm hết tâm trí của con người? Và đó có phải là chứng nghiện điện thoại thông minh?

Phần lớn mọi người có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Chúng ta sử dụng điện thoại trong liên lạc với người thân, truy cập Internet hay phục vụ cho công việc và giải trí. Đó đều là những tính năng quan trọng. Và có một thực tế sau khi được nghiên cứu cho rằng nhiều người luôn bị ám ảnh rằng mình có tin nhắn hoặc bình luận từ mạng xã hội cần trả lời. Cảm giác rời điện thoại như thể tách biệt khỏi thế giới vì ngày càng có nhiều người xem đó là cách giao tiếp duy nhất với xã hội.

 

Đáng ngại nhất phải kể đến những tác động của chiếc điện thoại di động tới giấc ngủ. Và theo như nghiên cứu thì ba phần tư thanh thiếu niên đặt chiếc điện thoại di động cạnh giường mỗi tối. Điều đó khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Khoảng một nửa số người trẻ được khảo sát thú nhận thường xuyên thức dậy vào ban đêm để kiểm tra điện thoại. Đó là vấn đề nghiêm trọng vì khi không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt, não cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng.

Và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng điện thoại ít hơn? Điều mà rõ ràng chúng ta đều có thể nhận thức được nhưng thay đổi thói quen lại là chuyện khác. Quá trình giảm bớt sự phụ thuộc vào sản phẩm công nghệ cần theo một quy trình nhất định.

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc thay vì dùng điện thoại để báo thức, bạn nên dùng đồng hồ cơ thay thế. Một giờ trước khi ngủ, đưa điện thoại ra khỏi phòng, đặt ở nơi xa nhất có thể và tắt âm thanh. Hình thành thói quen “thay thế” việc kiểm tra điện thoại mỗi tối như đọc sách hoặc vận động trước khi ngủ.

 

Hãy bớt phụ thuộc vào điện thoại, nhưng đừng nhầm tưởng đó là chứng nghiện để rồi bỏ lỡ những tiện ích công nghệ mà chúng mang lại. Thiết bị di động đã trở thành người bạn thân thuộc của mỗi người, giúp giải quyết nhiều công việc và mang tới những phút giải trí, thư giãn giữa bao bộn bề công việc.

Vậy nên hãy sử dụng những chiếc điện một cách đúng nghĩa, dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động ngoại khoá vui chơi bên người thân hay gia đình, hay đơn giản hơn là tìm đến những thông tin hữu ích qua những trang báo. Tôi cá là bạn sẽ thấy cuộc sống của mình khác đi rất nhiều.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
HoangNgan
Xem chi tiết
Loan M.Ề.U
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
Tuyết Nhung Đinh
Xem chi tiết
nhật công super
Xem chi tiết