Chương 3. Các ngành Giun

Trương Lê Gia Hân

Trả lời giúp mk câu hỏi này với!

Nguyên nhân gây bệnh giun sán và cách phòng chống

Huyền Anh Lê
21 tháng 10 2018 lúc 15:21

Nguyên nhân gây bệnh giun sán và cách phòng chống?

+ Nguyên nhân :

- Ăn đồ ăn còn sống ( thịt sống , rau sống ... )

- Ngậm tay ( thường các em bé nhỏ )

- Không thực hiện ăn chín uống sôi

+cách phòng chống

- Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

- Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

- Tẩy giun theo định kỳ

Chúc bạn học tốt nha Trương Lê Gia Hân

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 10 2018 lúc 15:23

+ Nguyên nhân :

- Ăn đồ ăn còn sống ( thịt sống , rau sống ... )

- Ngậm tay ( thường các em bé nhỏ )

- Không thực hiện ăn chín uống sôi

cách phòng bệnh

a) Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ tái, đồ chưa được nấu chín kỹ chế biến từ tôm, cá, ốc…dưới mọi hình thức. Tránh ăn sống các loại rau thủy sinh.

Khi ăn phải rửa thật sạch rau và hoa quả để loại bỏ các loài nhuyễn thể nhiễm ấu trùng gây bệnh. Không uống nước chưa đun sôi từ các nguồn nước giếng, hồ, sông, suối…

b) Giữ gìn vệ sinh môi trường

Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường. Thực hiện diệt chuột nơi sinh sống để cắt đứt vòng đời sinh học của giun A. Cantonensis để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh giun sán sang cơ thể người.

Vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm..trong nhà. Luộc sôi đồ dùng gia đình như: chăn, màn, drap, gối... vệ sinh sạch sẽ đồ chơi trẻ con nếu trong nhà có mầm nhiễm.

Không đại tiện, không phóng uế bừa bãi. Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ thường xuyên và liên tục.

c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tránh tiếp xúc gần gũi với các con vật nuôi chưa tiêm phòng. Sau khi chơi đùa với vật nuôi xong cũng phải rửa tay sạch sẽ.

Móng tay không nên để dài và cáu bẩn. Tuyệt đối không mút móng tay (đối với trẻ em).

Nên mang dày dép khi ra ngoài, không ngồi lê trên đất.

Xổ giun định kỳ và đồng loạt cho cả gia đình/trường học từ 2 – 3 lần/năm. Một trong các loại thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo là các loại thuốc tẩy giun chứa hoạt chất mebendazole. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn thuốc giun có nhiều hương vị dễ uống.

d) Đi khám khi có biểu hiện nhiễm giun sán

Sau khi ăn các đồ tái sống, đồ chưa chín mà thấy các biểu hiện như sốt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa và phát hiện bệnh kịp thời.

Tẩy giun định kì

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TUONG PHAM AN
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Long
Xem chi tiết
lê trân
Xem chi tiết
lê khánh trình
Xem chi tiết
Aabcs
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết